Quy trình SEO On-Page phụ
thuộc vào rất nhiều vào các từ khoá nằm trong nội dung, nếu trước kia chúng
ta có thể thả càng nhiều từ khoá càng tốt vào nội dung thì bây giờ “trò chơi” ấy
đã dường như không đạt hiệu quả cao nhất nữa, mà nguyên nhân là do các bản cập
nhật của Google ngày càng thông minh và gắt gao hơn, và nhất là ai ai cũng biết
cách SEO thì khả năng cạnh tranh ngày càng lớn.
Tuy nhiên về mặt tích cực thì có nhiều cái vẫn không
thay đổi, điển hình là bạn phải trình bày và sắp xếp nội dung như thế nào để
Google có thể xác định được từ khoá của nội dung. Trên thực tế nhiều chuyên gia
SEO ngày càng tập trung hơn vào việc xây
dựng backlink có chất lượng (SEO Off-page) để nhằm cạnh tranh với các
trang có thứ hạng cao, tuy nhiên nếu bạn vừa mới bắt đầu một dự án thì việc tối
ưu SEO On-page là một việc vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao mà thời
gian lên top cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do website bạn
có tuổi đời thấp nhưng lại tập trung vào việc xây dựng backlink thì Google dễ
duyệt vào danh sách spam.
SEO is always a two part process, there’s off-page
SEO and on-page SEO. Here, I’m only talking about on-page SEO (about using your
desired keywords properly inside your content). If you want a more general
advice, you’ll have to go to one of many SEO
blogs out there.
Nhưng việc gì cũng có giới hạn riêng của nó, Google
khuyến khích bạn tăng cường tối ưu On-page không có nghĩa là bạn được phép
lợi dụng các từ khoá để thao túng máy tìm kiếm, bạn cần cân nhắc một điều quan
trọng trước khi lên kế hoạch SEO On-Page.
Giữ cho văn bản thật tự nhiên
Đây là trường hợp phổ biến nhưng cũng dễ dàng mắc
sai lầm nhất ở quy trình SEO On-page, đôi khi chúng ta quá quan trọng các từ
khoá trong nội dung nên đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều từ khoá có thể. Nó giống
như là thế này.
Nhìn sơ qua đoạn văn bản trên thì người đọc cũng biết
là nó đang nói về “văn phòng cho thuê quận 1- văn phòng quận 3 cho thuê - cho thuê văn phòng quận 3”, nhưng làm thế nào để cảm thấy có hứng thú khi đọc
một văn bản mà các từ khóa lặp đi lặp lại với tần suất kinh khủng như vậy? Người
mình còn chịu không được thì bot làm sao chịu được. Mặc dù biết rằng khi chúng
ta nói về một vấn đề nào đó thì từ khóa chủ đạo sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần,
nhưng trên thực tế các văn bản có chất lượng họ sẽ tránh tình trạng lặp đi lặp
lại một từ nào đó, dù nó là bất cứ từ khóa nào đi chăng nữa nhằm để văn bản trở
nên tự nhiên hơn.
Keyword Density là chỉ số biểu diễn tỷ lệ mật độ
một từ khóa nào đó có trong văn bản và biểu diễn bằng đơn vị % (phần trăm).
Google bây giờ cũng vậy, họ giống như những giáo
viên kiểm tra trình độ viết văn, một khi văn bản của bạn không còn được tự
nhiên do lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều thì họ sẽ đánh giá thấp, ngược lại nếu
bạn đặt từ khóa thích hợp, sử dụng các cụm từ khóa liên quan để văn bản thêm cuốn
hút và từ ngữ thêm phong phú thì họ sẽ đánh giá cao.
Có rất nhiều người cho rằng một nội dung văn bản muốn
đạt thứ hạng cao với từ khóa đó thì phải có Keyword Density từ 2% trở lên
và tốt nhất là 5%. Nhưng đối với bản thân mình, mật độ từ khóa (hay còn gọi là
tần suất lặp lại của từ khóa) là không quan trọng trong văn bản cho lắm và chỉ
cần 0,5% là đủ, còn lại là mình sẽ “đầu tư” vào các vị trí khác tốt hơn để
tránh văn bản không giữ được vẻ tự nhiên.
Tips: Sử dụng plugin SEOPressor để
tăng cường SEO On-page.
Vậy mình sẽ đặt từ khóa ở đâu và sử dụng nó như thế
nào?
Vị trí đặt từ khóa để tăng cường SEO On-Page
Thẻ Title – Tiêu đề
Đây là vị trí quan trọng cũng như cơ bản nhất để
giúp máy tìm kiếm xác định được nội dung hay còn gọi là hiểu được bạn đang nói
đến vấn đề gì để xếp hạng đúng với từ khóa của bạn ý. Dù ít hay nhiều thì trên
tiêu đề nội dung của bạn phải có ít nhất 1 từ khóa quan trọng và được nằm trong
cặp thẻ <h1> là tốt nhất.
Cách sử dụng thì quá đơn giản, hãy đặt từ khóa vào
tiêu đề và viết nó với khoảng 65 ký tự. Nó giống như thế này.
Cách SEO On-page hiệu quả để lên top Google
Tips: Tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ có thứ hạng
cao hơn khi bạn đặt nó ở giữa hay ở cuối tiêu đề.
Thẻ Meta description – Thẻ mô tả nội dung
Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định website có
được thứ hạng cao hay không đó là cách sử dụng thẻ mô tả (<meta
description>) để chèn từ khóa và viết mô tả cho nội dung. Ngoài một từ khóa
chính nằm ở title thì bạn cũng nên viết từ khóa đó vào thẻ mô tả ít nhất một lần.
Trong WordPress có chức năng viết thẻ mô tả cho
trang chủ blog nhưng lại không thể tự viết thẻ mô tả riêng ở mỗi trang nội dung
(post, page) nếu như theme bạn không hỗ trợ hoặc bạn không sử dụng plugin. Vì vậy
mình gợi ý bạn 3 plugin SEO miễn phí khá tốt có hỗ trợ viết thẻ tiêu
đề (title) và thẻ mô tả (meta description) cho từng trang nội dung.
Lưu ý: Thẻ meta description bạn chỉ nên viết khoảng
140 ký tự để không bị cắt bớt khi hiển thị ở kết quả tìm kiếm.
Tiêu đề phụ – Subheading
Các tiêu đề phụ (<h1> – <h6>) trong bài
viết không chỉ giúp bài viết bạn trở nên chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn rất có
lợi cho SEO nữa. Thẻ tiêu đề phụ nhằm để sắp xếp các phần trong bài viết của bạn
theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Ví dụ như bạn đang viết tới phần SEO
On-Page thì bạn nên chia bài viết ra làm 3 phần phụ được biểu diễn bởi 3 tiêu đề
phụ như:
Như ở ví dụ trên, mình lấy thẻ h2 cho phần chính
(SEO-Onpage) và thẻ h3 cho các phần như Mật độ từ khóa, tối ưu thẻ
title,..v..v..Và nếu các bạn có thêm nhiều phần nhỏ khác nữa thì có thể sử dụng
thêm thẻ h4, h5, h6. Nhưng tại sao lại không sử dụng thẻ h1? Bởi vì thẻ h1 được
đặt ở tiêu đề, hiện nay các themes WordPress thường làm theo cấu trúc này.
Còn vấn đề đặt từ khóa ở thẻ tiêu đề phụ thì cũng
không có gì quá phức tạp, có thể bạn nên lặp 1 từ khóa chính một phần trong các
thẻ tiêu đề phụ để nhằm tăng độ ưu tiên cho từ khóa, vì bản thân Google sau khi
lấy dữ liệu từ thẻ title, meta description thì tiếp theo nó sẽ dựa vào các thẻ
tiêu đề phụ này để xác định nội dung trong bài viết.
Thẻ alt cho hình ảnh
Không phải ai cũng nhận ra rằng thẻ alt trên hình ảnh
lại có tác dụng tích cực như thế nào, nhiệm vụ chính của nó là khi hình ảnh
trên nội dung của bạn bị lỗi không thể hiển thị được hay bị xóa đi từ máy chủ
thì nội dung trong thẻ alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các trình duyệt đã không còn hiển thị thẻ
alt trong ảnh nữa, nhưng ít nhiều gì thì nó vẫn còn có tác dụng xác định xem ảnh
này đang nói về cái gì, các công cụ kiểm tra SEO hay các người làm SEO chuyên
nghiệp hiện nay vẫn sử dụng thẻ alt như một thói quen bắt buộc khi chèn ảnh vào
nội dung. Vì vậy nếu bạn đã chăm chút nội dung của mình thật tối ưu để nhằm đạt
thứ hạng cao thì tội vạ gì lại không tiện tay chèn từ khóa mô tả vào thẻ alt chứ.
Tips: Sử dụng plugin SEO Friendly Images để tự động lấy
tiêu đề bài viết làm thẻ alt, title cho hình ảnh trong WordPress.
Đó là một vài kinh nghiệm của mình trong việc đặt từ
khóa để hỗ trợ SEO On-page tốt hơn. Nhưng dù có tối ưu hóa thế nào đi chăng nữa
thì bạn cần nên tránh 1 vấn đề quan trọng đó là không nên lặp lại từ khóa quá
nhiều để văn bản thiếu tự nhiên, và cũng giảm nguy cơ bị thuật toán Chim cánh cụt
(Google Penguin) hỏi thăm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết
bài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét