Tại khu vực Thanh Xuân, nhà mặt phố Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến được rao bán chưa đến 200 triệu đồng/m2.
Nhà mặt phố vẫn có giá dù thị trường BDS trầm lắng
Riêng khu vực trung tâm gần Hồ Hoàn Kiếm luôn có giá cao “ngất ngưởng”, tùy từng vị trí như: phố Hàng Bồ 750 - 800 triệu đồng/m2, phố Phan Bội Châu có giá hơn 700 triệu đồng/m2, Bát Đàn, Cầu Gỗ giá 600 triệu đồng/m2, những căn nhà mặt phố hàng Bún không có nóc cũng được rao bán với giá 400 triệu đồng/m2.
Theo chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, mặc dù thị trường hiện đang trầm lắng nhưng các căn hộ nằm ở mặt phố các quận nội thành hoặc khu phố cổ dù giá cao vẫn có nhiều người “nhắm” tới phân khúc này. Bởi lẽ, nhà ở những khu vực này luôn có giá trị cao, sinh lời lớn. Đây là phân khúc được nhà đầu tư ví như “gà đẻ trứng vàng”.
Ông Lê Tuấn Phương, Trung tâm địa ốc văn phòng quận 3 ACB cho hay: Dù thị trường bất động sản vẫn chưa có tín hiệu sôi động, đặc biệt là đối với phân khúc nhà ở cao cấp có giá từ 4 tỷ đồng trở lên, giao dịch vẫn nhỏ giọt nhưng riêng nhà mặt phố ở nội đô có giá hàng chục tỷ đồng vẫn được nhiều người tìm mua.
Theo ông Phương, người mua rất đa dạng nhưng chủ yếu là người có nhu cầu thực mua để mở rộng kinh doanh buôn bán hoặc kết hợp vừa ở, vừa kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn có những người mua rồi lại đầu tư cho thuê lại mặt bằng hoặc mở đại lý cho các hãng…
Theo thống kê từ Trung tâm địa ốc ACB, từ cuối tháng 8 đến nay, mỗi ngày có từ 5 – 10 căn nhà phố cổ hoặc nhà mặt phố trong nội đô được khách hàng gửi bán tại đây.
Theo một nhân viên của VP giao dịch bất động sản ở Mã Mây (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, văn phòng nhận được rất nhiều yêu cầu từ khách hàng rao bán nhà mặt phố, trong đó, số lượng nhà tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình đang được rao bán nhiều nhất. Giá trị mỗi căn nhà lên tới hàng chục tỷ đồng, lại đúng lúc thị trường trầm lắng nên số lượng giao dịch thành công chưa nhiều lắm, mỗi tháng chỉ khoảng 1-2 căn nhà được giao dịch thành công tại văn phòng giao dịch này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét