Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Nhiều ủy viên đề nghị hoãn thông qua bộ Luật đất đai sửa đổi

Mặc dù chương trình QH không còn buổi thảo luận nào về Luật Đất đai nhưng để đáp ứng yêu cầu của các ĐB mong muốn được tiếp tục thảo luận nên QH đã bố trí thêm buổi chiều ngày 22/11 để tiếp tục thu nhận ý kiến đóng góp vào dự thảo luật.

Sôi nổi thảo luận tại hội trường, ĐB Phạm Xuân Thường (quận bình thạnh) cho rằng các quy định hiện hành của luật và thực tế quản lý sử dụng đất đai thời gian qua không ăn nhập. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai không được thực hiện trên thực tế.

ĐB Phạm Xuân Thường: Cần phải có chính sách địa tô hợp lý

Đất đai chỉ thuộc sở hữu toàn dân khi nhà nước đang trực tiếp quản lý còn sau khi đã giao đất cho người sử dụng đất với 9 quyền thì đã đặt nặng dấu ấn các quyền rất quan trọng của chủ sở hữu. Đó là quyền thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, theo ông để tránh tình trạng các đại gia gom đất cho "đời sau" thì phải có chính sách địa tô hợp lý.

"Ai đó cho rằng hai khái niệm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất đai hoàn toàn khác nhau. Tôi và rất nhiều cử tri lại không nghĩ như vậy, vì quyền sở hữu tài sản nào đó bao gồm 3 quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Cả 3 quyền này người sử dụng đất đều có, do vậy muốn đất đai thực sự thuộc sở hữu toàn dân thì bắt buộc phải có chính sách địa tô hợp lý, để không chỉ người không được nhà nước giao đất mà ngay cả người được nhà nước giao đất cũng nhận thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với đất đai, tài sản của nhà nước, của toàn dân", ông Thường nói.

Qua phát biểu của các ĐBQH, ông Thường thấy dự thảo luật còn rất nhiều nội dung cần phải trao đổi, điều chỉnh. Trong khi thời gian từ nay đến cuối kì họp còn rất ít nên ông Thường đề nghị Quốc hội nghiên cứu có thể thông qua dự án luật này vào kỳ họp thứ 7.

Bỏ hoang là phải thu hồi

Tiếp tục phân tích nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua, ĐB Thường dẫn chứng mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 1 triệu người và nếu tính từ năm 1993 lại đây đã có 20 triệu người tăng thêm.

Trong số này 70% sống bằng nông nghiệp, tức có khoảng 14 triệu người trực tiếp sản xuất hoặc sống dựa vào nông nghiệp nhưng chỉ có 4,2 triệu người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp từ ông bà, cha mẹ, còn lại 9,8 triệu người không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Con số này sẽ là 33,8 triệu sau 50 năm nữa.

Lực lượng lao động này sẽ được điều chỉnh bằng chính sách nào nếu không có đất sản xuất? Xuất phát từ câu hỏi này, ĐB Thường đề nghị cần phải tính đến chính sách điều chỉnh việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả. Ông đề xuất có thể đưa ra quy định hạn chế hơn về quyền thừa kế và giao cho địa phương định kì rà soát chặt chẽ loại đất sản xuất mà chủ sử dụng đã chết.

Cũng quan tâm đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, ĐB Lê Thị Tám (Nghệ An) nêu thực trạng nhiều hộ gia đình, cá nhân được giao đất sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế không sử dụng, bỏ ruộng hoang hóa trong khi các gia đình khác đang thực sự cần đất sản xuất. Bà Tám kiến nghị QH nghiên cứu, bổ sung thêm chế định pháp luật nhằm điều tiết đất sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý hơn, hạn chế trường hợp không sử dụng nhưng giữ đất rất lãng phí.

Cuộc chơi thiếu trọng tài

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB cho rằng, việc đảm bảo giá đất sát thị trường không được quy định rõ ràng và minh bạch đã tạo cơ hội cho một số cá nhân làm giàu bất chính, gây mất công bằng và là nguyên nhân dẫn đến những bức xúc trong xã hội.

Nhiều ĐB cho rằng, việc đảm bảo giá đất sát thị trường không được quy định rõ ràng và minh bạch đã 
tạo cơ hội cho một số cá nhân làm giàu bất chính

ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) khẳng định giá đất để tính bồi thường là vấn đề được dân chúng quan tâm nhất và cũng dễ phát sinh khiếu kiện nhất. Việc thu hồi đất để làm gì người dân ít quan tâm bằng việc họ có được đảm bảo lợi ích thỏa đáng không? Lợi ích của họ bao gồm cả lợi ích trước mắt và lợi ích sinh kế lâu dài về sau. Bởi vì khi người dân không còn đất còn liên quan đến thế hệ con, cháu của họ sau này cũng cần phải tính đến.

Như vậy, để người dân thực sự yên tâm tôi đề nghị khi định giá đất cụ thể để tính giá bồi thường thì để một tổ chức định giá độc lập thực hiện, trên cơ sở đó ủy ban nhân dân tỉnh trình hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Đồng quan điểm này, ĐB Trần Văn Độ nhận thấy đã qua rất nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất để khắc phục tình trạng không công bằng giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại. Dự thảo không hề đề cập đến quy trình định giá đất, không có quy định về cơ quan thẩm định giá đất độc lập.

nguồn: canhosaigon.com.vn

Thị trường bán lẻ "ế ẩm" ở TP Hồ Chí Minh ngày qua

Khi chúng tôi hỏi thuê mặt bằng, nhân viên kinh doanh khu vực Bán lẻ và Dịch vụ Vista Walk (tại dự án The Vista, quận 2, Tp.HCM) đưa ra ưu đãi: "Nếu giờ anh thuê thì sẽ được miễn phí 1 năm tiền thuê mặt bằng”.


Nhiều cao ốc,văn phòng bán lẻ trở nên ế ẩm tại TP. Hồ Chí Minh.

Dự án The Vista được khởi công vào năm 2008 và đã bàn giao nhà vào giữa năm 2011. Mặc dù nằm tại vị trí thuận lợi, nhưng cho đến nay, Vista Walk, trải dài khắp 3 tầng lầu của 3 tòa tháp với diện tích khoảng 5.700 m2, mới chỉ có vài đơn vị thuê.

Vista Walk chỉ là một trong hàng loạt các khối đế thương mại (loại hình bán lẻ nhánh của trung tâm thương mại hoặc trung tâm bán lẻ nằm dưới khu phức hợp, như tòa nhà văn phòng hay chung cư) đang trong tình cảnh hẩm hiu.

Tại các dự án xa khu trung tâm Tp.HCM, tình cảnh còn hẩm hiu hơn khi phải đóng cửa suốt năm này qua năm khác. Hoàng Tháp Plaza tại khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh), chẳng hạn, đã đầu tư nội thất hoàn thiện nhưng toàn bộ 2 tầng thương mại đang bị bỏ trống.

Một loạt các dự án dọc đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn qua cầu Rạch Đĩa 1, huyện Nhà Bè) đang treo bảng cho thuê và mặt bằng bên trong cũng đã sẵn sàng đợi người tới kinh doanh. Nhiều mặt bằng bán lẻ được thiết kế tiện lợi, dạng thông tầng (để người thuê có thể vừa ở trên tầng 1 vừa buôn bán tầng trệt), được các chủ đầu tư chuyển sang bán đứt, nhưng cũng khó bán.

Tại chung cư Hoàng Anh An Tiến (huyện Nhà Bè), mỗi mặt bằng có diện tích đến 250 m2, giá bán chỉ 12 triệu đồng/m2, rẻ hơn cả căn hộ để ở, nhưng cũng đành chịu cảnh ế ẩm.

Giá thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại tầng đế chung cư cũng đang được chào ở mức thấp. Ở khu vực trung tâm Tp.HCM có giá khoảng 990.000 đồng/m2/tháng, chỉ bằng 1/2 giá thuê của các trung tâm thương mại. Khu vực xa hơn có giá khoảng 340.000 đồng/m2/tháng kèm theo một số ưu đãi cho khách thuê.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, nguyên nhân là chủ đầu tư nào cũng muốn xây dựng tối đa diện tích sàn văn phòng cho thuê quận bình thạnh, trong khi số căn hộ bị khống chế bởi quy mô dân số. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng có thể kiếm lợi từ việc cho thuê mặt bằng, nên phần diện tích được quy hoạch dành cho thương mại - dịch vụ đã phình ra.

Thực tế cho thấy hầu hết các dự án ở Việt Nam là dự án phức hợp nhà ở và thương mại. Các chủ đầu tư bán các khối căn hộ và giữ lại khối đế bán lẻ để có nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường bán lẻ ảm đạm, chính các trung tâm thương mại, thường chuyên nghiệp trong việc cho thuê bán lẻ, cũng phải chịu cảnh vắng khách thuê, huống hồ chi là khối đế bán lẻ ở các chung cư.

Bên cạnh thừa cung, theo một chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, việc khối đế của các tòa nhà chung cư cao tầng để trống nhiều không hẳn là do thị trường bán lẻ khó khăn mà bản chất của vấn đề này là câu chuyện con gà và quả trứng. “Cư dân chỉ đến ở khi khu căn hộ đã đầy đủ tiện ích. Còn các khách thuê bán lẻ cũng chỉ chịu thuê khối đế khi có đông cư dân”, vị này nói.

Tuy nhiên, ông Châu, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, dự đoán tình trạng ế ẩm của các khu thương mại - dịch vụ sẽ được cải thiện sau khi kinh tế khá lên, vì lúc đó, nhu cầu thuê mặt bằng sẽ tăng. Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi công năng một số mặt bằng từ thương mại sang dịch vụ hay cho thuê văn phòng, làm rạp chiếu phim với điều kiện phải đáp ứng một số tiêu chí theo quy định.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi công năng cũng không phải là việc dễ dàng. “Tỉ lệ trống của loại hình bán lẻ thường ít hơn so với văn phòng. Hơn nữa, giá thuê văn phòng trên mỗi mét vuông lại rẻ hơn giá thuê mặt bằng bán lẻ. Tuy chủ đầu tư có thể chuyển đổi công năng của khối đế bán lẻ khi có nhu cầu, nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị bán lẻ đang hoạt động. Đó là một bài toán phức tạp”, ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, nhận định.

nguồn: canhosaigon.com.vn

BDS Việt Nam nằm trong "tầm" của nhà đầu tư nước ngoài

Cuối tuần qua, hội thảo “Tại sao phải đầu tư vào Việt Nam bây giờ?” do Công ty Savills Việt Nam phối hợp với Savills Hàn Quốc tổ chức đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư bất động sản tham gia.


Nhiều nhà đầu tư nước nước ngoài quan tâm đến thị trường bds Việt Nam.

Từ kết quả của hội thảo này, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

“Thị trường bất động sản Việt Nam đang ở đáy của chu kỳ và các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn đón đầu thị trường khi nền kinh tế hồi phục. Các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến những tài sản có dòng tiền ổn định như tòa nhà văn phòng quận bình thạnh, căn hộ dịch vụ và khách sạn”, ông Neil MacGregor nhận định, đồng thời tiết lộ, cuối tháng 11 này, Savills Việt Nam sẽ sắp xếp cho các nhà đầu tư Hàn Quốc sang Việt Nam để tham quan và tìm hiểu về các dự án tại Hà Nội và Tp.HCM.


Còn theo ông Chris Brown, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Vietnam, sau một thời gian dài khó khăn, gần đây, lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu trở lại “tầm ngắm” của các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài.

“Kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn tăng trưởng, trong đó, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 về thu hút FDI. Từ đây cho thấy, bất động sản đang có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Chris Brown nhận định và cho biết, nếu như 2, 3 năm trước, nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm nhiều đến bất động sản Việt Nam vì yếu tố rủi ro, thì gần đây, nhiều nhà đầu tư trong khu vực châu Á lại muốn tìm cơ hội đầu tư tại đây.

Ông Chris Brown cũng tiết lộ, hiện Cushman & Wakefield nhận được nhiều yêu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm những dự án của các doanh nghiệp trong nước kẹt vốn muốn bán lại, hoặc hợp tác đầu tư. Trong đó, đang sắp xếp cho một nhà bán lẻ châu Âu vào một dự án tại TP. HCM. Nếu mọi việc suôn sẻ, thương vụ này có thể sẽ kết thúc trong năm nay.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản mới đây, ông Olivier Lim, Phó tổng giám đốc điều hành Tập đoàn CapitaLand nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đã gặp khó khăn trong nhiều năm qua và đang có nhiều yếu tố để khẳng định, những khó khăn đã chạm đáy và hé mở những cơ hội hồi phục. Bằng chứng là từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều khách hàng đã quan tâm hơn đến các dự án của CapitaLand Việt Nam, lượng khách hàng quyết định mua sản phẩm đã tăng gấp 10 lần so với cả năm trước. Doanh thu của Tập đoàn CapitaLand tại Việt Nam cũng tăng đáng kể.

Theo ông Olivier Lim, tính đến nay, CapitaLand đã đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị tài sản 1,2 tỷ USD cho phát triển các dự án nhà ở và 200 triệu USD cho Ascott (công ty con chuyên về căn hộ dịch vụ).

“CapitaLand luôn cam kết là một nhà đầu tư dài hạn về bất động sản tại Việt Nam. Chúng tôi giữ vững niềm tin về tiềm năng trong dài hạn của ngành bất động sản Việt Nam”, ông Olivier Lim cho biết.

Thật ra, không phải đến lúc này, mà một vài năm trở lại đây, dù thị trường bất động sản gặp khó khăn, nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quyết định đổ vốn vào lĩnh vực này, vì họ nhìn thấy nhiều tiềm năng của kênh đầu tư này. Gần đây nhất, Indochina Land đã quyết định “bắt tay” với Tập đoàn Nam Long để đầu tư vào Dự án EHome 3 Tây Sài Gòn. Dự án này có tổng vốn đầu tư 1.467 tỷ đồng, trong đó Indochina Land góp 35%.

Trước đó, tại Bình Dương, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đã đầu tư Dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương với tổng vốn 1,2 tỷ USD.

Theo ông Chris Brown, nhìn một cách tổng thể, hiện thị trường bất động sản Myanmar được nhận định là có nhiều tiềm năng và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng khung pháp lý chưa rõ ràng, trong khi đó, thị trường Lào và Campuchia không lớn, còn thị trường Thái Lan cạnh tranh rất khắc nghiệt. Do đó, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.

nguồn: canhosaigon.com.vn

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Cần 200 tỷ chi trả đường vành đai đoạn Ngã Tư Sở - Vọng

Cụ thể, năm 2013, chủ đầu tư được cam kết giải ngân kế hoạch 300 tỷ đồng, đã được giao 95 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu và đã giải ngân hết trước ngày 13/11. Về nhà tái định cư, thành phố đã bố trí 130 căn/560 căn, tuy nhiên chỉ có 60 căn có khả năng bàn giao trong tháng 11/2013.

Trong khi đó, nhu cầu nhà tái định cư đến quý I/2014 để triển khai giải phóng mặt bằng, thi công theo kế hoạch là 290 căn. Được biết, diện tích thu hồi đất là 116.686m2, trong đó có 35 cơ quan, 67 văn phòng cho thuê quận 1, 614 hộ dân, còn lại là đất giao thông, công cộng.

Theo kế hoạch, phần quận Thanh Xuân phải hoàn thành trong năm 2013, phần quận Đống Đa hoàn thành trong quý II/2014. Thành phố đã phân kỳ thu hồi 26.900m2 đoạn sông Lừ - Tôn Thất Tùng, đến nay đã thẩm định, công khai phương án 25/35 cơ quan, 176 hộ dân; lên phương án, thu hồi 18.000m2 đất của Quân chủng Phòng không - Không quân và 6 cơ quan.



Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng có chiều dài hơn 3.040 m (điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối là nút giao Ngã Tư Vọng) với quy mô mặt cắt ngang 53,5m - 63,5m, tổng mức đầu tư 4.967 tỷ đồng. Hiện dự án đang tiến hành công tác đấu thầu, dự kiến xong trong năm 2013; hoàn thành trước quý I/2014, bản vẽ thi công và dự toán.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai II, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có chiều dài 5.081 m, điểm đầu kết nối với dự án cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối là nút giao Ngã Tư Sở, quy mô mặt cắt ngang của cầu là 19m. Tuyến đường được đầu tư theo hình thức BT với tổng mức đầu tư là 4.765 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hợp phần đường Vành đai 2 (đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy) với chiều dài toàn tuyến là 6,1 km. Đến nay, đang triển khai thi công 04 gói thầu với chiều dài 4,9 km. Còn lại 02 gói thầu là gói thầu số 03: xây dựng nút giao thông Bưởi và gói thầu 05: xây dựng hệ thống chiếu sáng đang tiến hành thủ tục đấu thầu, dự kiến khởi công trong quý I/2014.

Riêng việc triển khai thi công dự án đường vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng đã phân kỳ tổ chức thi công trên 3 đoạn tuyến theo nguyên tắc vừa thi công vừa phân luồng tổ chức giao thông. Hiện đang triển khai thi công đoạn sông Lừ - Tôn Thất Tùng dài 823m, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I/2015. Quý I/2014 triển khai thi công 2 đoạn còn lại, hoàn thành quý IV/2015: sông Lừ - Ngã Tư Vọng dài 523m (trong đó có đủ mặt bằng để thi công đoạn Lừ đến ngõ 102 Trường Chinh dài 150m) và Tôn Thất Tùng - Vương Thừa Vũ dài 634m (trong đó có đủ mặt bằng để thi công đoạn Vương Thừa Vũ đến ngõ 390 Trường Chinh dài 358m).

Phát biểu trong buổi làm việc với các sở, ngành của Thành phố để kiểm điểm tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng cải tạo đường Vành đai 2 ngày 14/11, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cho biết: Đối với đường vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng: trong GPMB hệ số K quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng là 1,8, còn quận Đống Đa và Thanh Xuân đề nghị Sở GTVT cùng các ngành, quận trình hệ số K trong quý I/2014 để liên ngành xem xét và trình Thành phố duyệt.

Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội hoàn thành hồ sơ thu hồi đất đợt 2 dự án đường Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng gửi Sở Tài nguyên Môi trường và trình UBND Thành phố phê duyệt.
nguồn : canhosaigon.com.vn

Đã có bản đồ thiết kế khu đô thị xa lộ Hà Nội

“Hai đồ án này, sau khi được phê duyệt, sẽ là cơ sở để các quận, huyện có hai tuyến đường đi qua làm cơ sở cấp phép xây dựng cho người dân (có nhà dọc theo hai tuyến đường)”, ông Thụ nói. Thực tế, từ năm 2010 việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc mặt tiền hai tuyến đường này đã bị ngưng trệ vì “để chờ phương án thiết kế đô thị”.


Phối cảnh một đoạn xa lộ Hà Nội theo đồ án thiết kế đô thị cảnh quan dọc tuyến đường này.

Theo ông Thụ, việc chậm trễ trong công tác cấp phép xây dựng gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân; đó là chưa kể, do nhiều nhà ở hai trên tuyến đường này chưa được cấp phép xây dựng mới (chỉ sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng) nên ảnh hưởng đến mỹ quan dọc tuyến đường.

Được biết, đồ án thiết kế tuyến xa lộ Hà Nội chia thành 11 khu vực, đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được chia thành 15 khu vực với chỉ tiêu xây dựng, kiến trúc, cảnh quan được quy định rất chi tiết, cụ thể và được giới chuyên môn đánh giá là đẹp, khoa học và có tính khả thi.

Tuy nhiên, khi chưa thu hút được các nhà đầu tư thực hiện theo đồ án thiết kế, thì theo ông Thụ người dân vẫn được quyền xây dựng nhà ở riêng lẻ bình thường theo Quyết định 21 của Tp.HCM. Theo đó, đối với những thửa đất nhỏ sẽ được phép xây dựng một trệt một lầu khu văn phòng quận 1; đối với thửa đất trên 36 mét vuông được xây dựng một trệt, một lửng, hai lầu.

Ông Thụ cho biết, đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài cũng như đồ án thiết kế đô thị tuyến xa lộ Hà Nội khuyến khích người dân nhập những thửa đất nhỏ lại hoặc hợp khối kiến trúc để tạo mỹ quan đô thị. Cụ thể, nếu hai căn nhà có diện tích nhỏ hợp khối lại sẽ được cấp phép xây dựng nhiều tầng hơn.

Đối với những khu vực được quy hoạch thành các trung tâm thương mại, đất công cộng… người dân vẫn được cấp phép xây dựng theo Quyết định 21. Tuy nhiên, về lâu dài khi có nhà đầu tư, chính quyền thành phố sẽ ưu tiên để thưc hiện theo thiết kế đô thị. Khi đó, người dân sẽ được bồi thường thỏa đáng - nhà đầu tư sẽ thương lượng với người dân.
nguồn : canhosaigon.com.vn

Biệt thự đường Quang Trung - Hà Nội phớt lờ chấm dứt thi công

Ngày 18/11, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành văn bản số 9109 SXD-TTr gửi Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đề nghị xử lý công trình xây dựng không phép tại số nhà 37 Quang Trung theo đúng thẩm quyền và các quy định hiện hành của nhà nước, đồng thời trả lời khiếu nại của công dân theo luật định.

Công văn nêu rõ, ngày 17/10 Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội có phiếu chuyển đơn số 3522/PCĐ-TTr đến Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm về việc một số hộ dân tại số nhà 37 Quang Trung phản ánh việc xây dựng không phép, phá dỡ diện tích sử dụng chung của các hộ cùng số nhà.


Biệt thư đường Quang Trung - Hà nội xây dựng trái phép

Ngày 8/11, Ủy ban Nhân dân phường Trần Hưng Đạo đã ban hành quyết định số 186 về việc đình chỉ thi công việc xây dựng của ông Bùi Mạnh Kiên và bà Vũ Như Lan do vi phạm vào khoản 1, điều 5, Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính Phủ.

Hiện nay, chủ đầu tư vẫn tiến hành thi công không thực hiện nghiêm túc nội dung quyết định 186 của Ủy ban Nhân dân phường Trần Hưng Đạo,Quận 1- Tp Hồ Chí Minh.

Mấy ngày gần đây, mặc dù chính quyền địa phương các cấp cũng như các cơ quan chức năng đã chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn việc đập phá ngôi biệt thự này, bằng việc ra quyết định đình chỉ thi công và cắt điện nước…

Tuy nhiên, đơn vị thi công không những không thực hiện mà còn ngang nhiên, xem thường phát luật tiếp tục thi công gây ảnh hưởng môi trường, mất trật tự an ninh cũng như xâm hại ngôi biệt thự nằm trong danh sách cần được bảo vệ nguyên trạng này.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, Sở đang yêu cầu đơn vị thi công khôi phục lại tường đã đập phá và chỉ đạo các phòng ban quyết liệt ngăn chặn hành vi này.

nguồn: canhosaigon.com.vn

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Giá cho thuê văn phòng lên cao tại Bangkok do thiếu nguồn cung

Trong chín tháng từ đầu năm 2013, không có tòa nhà văn phòng mới nào ra mắt thị trường, tuy nhiên, dự kiến khoảng 57.400 m2 sẽ được hoàn thành trong ba tháng cuối năm. Vùng ven đô phía Bắc Bangkok là khu vực phát triển cao ốc văn phòng nhiều nhất. Đến hết năm 2014, dự kiến địa phương này sẽ hoàn thành 182.000m2 văn phòng.


Khu vực văn phòng sầm uất nhất Bangkok

Trong Q3-2013, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy văn phòng có tăng nhẹ so với quý trước. Trong quý 4 năm nay, một tòa nhà văn phòng sẽ hoàn thành. Một số không gian của tòa nhà đã được các công ty ty đặt trước, không gian mới này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

Trong nửa đầu năm 2013, có nhiều không gian văn phòng đã được thuê, khiến tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng đáng kể so với năm trước – đặc biệt ở khu vực trung tâm thương mại. Colliers cũng cho biết so với quý trước, tỷ lệ lấp đầy trung bình của quý 3 có tăng nhẹ. Giá cho thuê văn phòng cũng tăng mạnh từ đầu năm 2013 và vẫn tăng nhẹ ở một số khu vực.

Tại Bangkok, một số dự án lớn đang được quy hoạch phát triển trong tương lai ở một số khu vực quanh thành phố, như ngã tư Ladprao, khu vực gần nhà ga BTS Mo Chit, Suan Lum, Makkasan Complex và Rama 4 – ngã tư Ratchadapoisek. Tất cả các dự án này bao gồm nhà ở, mặt bằng bán lẻ, và không gian văn phòng. Các dự án này sẽ thay đổi khu vực lân cận và nhiều khả năng tạo ra một trung tâm thương mại mới ở Bangkok.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Hà nội thành lập 3 trung tâm phát triển cụm công nghiệp



Theo đó, Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp huyện Quốc Oai, Chương Mỹ và Hoài Đức là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Các trung tâm này có chức năng giúp UBND huyện tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp được giao quản lý trên địa bàn huyện; quản lý hoạt động và tổ chức các dịch vụ công cộng đảm bảo sự hoạt động bình thường, theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các trung tâm cũng có quyền kêu gọi đầu tư vào cụm công nghiệp khi đã xây dựng đủ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư được phê duyệt. Được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của nhà nước và của UBND thành phố Quận 3 - Hà Nội. Thu phí sử dụng dịch vụ công công cộng và tiện ích cụm công nghiệp của các doanh nghiệp công nghiệp.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2013.

Nhà mặt phố tiền tỷ vẫn đứng đầu trong giao dịch

Khảo sát của PV cho thấy, giá nhà trên vài tuyến phố của quận Hoàn Kiếm được giới thiệu tại các trung tâm môi giới vẫn rất cao. Cụ thể: nhà nằm trên mặt phố Ngô Tất Tố (cạnh chợ hàng Da) đang được rao bán với giá 350 triệu đồng/m2, nhà phố hàng Bông có mặt tiền rộng 7m, giá rao bán 490 triệu đồng/m2, nhà phố Hàng Bạc có mặt tiền hơn 5m đã xây 4 tầng, diện tích 37m2 cũng đang được rao bán tới 23 tỷ đồng, nhà phố Lương Văn Can giá khoảng 400 triệu đồng/mét vuông, còn ở phố Hàm Long cũng được được chào bán ở mức khoảng hơn 500 triệu đồng/mét vuông…

Tại khu vực Thanh Xuân, nhà mặt phố Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến được rao bán chưa đến 200 triệu đồng/m2.


Nhà mặt phố vẫn có giá dù thị trường BDS trầm lắng

Ông Tô Chí Công, Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Châu Á cho biết: Tại quận Ba Đình, giá hiện đang giao dịch ở mức 250-350 triệu đồng/m2. Theo đó, nhà đất ở phố Vạn Bảo, Điện Biên Phủ hiện được chào bán với giá gần 400 triệu đồng/m2, phố Cửa Bắc có giá từ 300-350 triệu đồng/m2…

Riêng khu vực trung tâm gần Hồ Hoàn Kiếm luôn có giá cao “ngất ngưởng”, tùy từng vị trí như: phố Hàng Bồ 750 - 800 triệu đồng/m2, phố Phan Bội Châu có giá hơn 700 triệu đồng/m2, Bát Đàn, Cầu Gỗ giá 600 triệu đồng/m2, những căn nhà mặt phố hàng Bún không có nóc cũng được rao bán với giá 400 triệu đồng/m2.

Theo chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, mặc dù thị trường hiện đang trầm lắng nhưng các căn hộ nằm ở mặt phố các quận nội thành hoặc khu phố cổ dù giá cao vẫn có nhiều người “nhắm” tới phân khúc này. Bởi lẽ, nhà ở những khu vực này luôn có giá trị cao, sinh lời lớn. Đây là phân khúc được nhà đầu tư ví như “gà đẻ trứng vàng”.

Ông Lê Tuấn Phương, Trung tâm địa ốc văn phòng quận 3 ACB cho hay: Dù thị trường bất động sản vẫn chưa có tín hiệu sôi động, đặc biệt là đối với phân khúc nhà ở cao cấp có giá từ 4 tỷ đồng trở lên, giao dịch vẫn nhỏ giọt nhưng riêng nhà mặt phố ở nội đô có giá hàng chục tỷ đồng vẫn được nhiều người tìm mua.

Theo ông Phương, người mua rất đa dạng nhưng chủ yếu là người có nhu cầu thực mua để mở rộng kinh doanh buôn bán hoặc kết hợp vừa ở, vừa kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn có những người mua rồi lại đầu tư cho thuê lại mặt bằng hoặc mở đại lý cho các hãng…

Theo thống kê từ Trung tâm địa ốc ACB, từ cuối tháng 8 đến nay, mỗi ngày có từ 5 – 10 căn nhà phố cổ hoặc nhà mặt phố trong nội đô được khách hàng gửi bán tại đây.

Theo một nhân viên của VP giao dịch bất động sản ở Mã Mây (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, văn phòng nhận được rất nhiều yêu cầu từ khách hàng rao bán nhà mặt phố, trong đó, số lượng nhà tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình đang được rao bán nhiều nhất. Giá trị mỗi căn nhà lên tới hàng chục tỷ đồng, lại đúng lúc thị trường trầm lắng nên số lượng giao dịch thành công chưa nhiều lắm, mỗi tháng chỉ khoảng 1-2 căn nhà được giao dịch thành công tại văn phòng giao dịch này.

Bộ trưởng Bộ Xây Dựng thông báo "Thị trường BDS đang hồi phục"

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận định, thị trường bất động sản sau một thời gian dài đóng băng, thì trong năm 2013, đặc biệt những tháng gần đây, đã có những chuyển động rất tích cực, giao dịch tăng lên, đặc biệt phân khúc nhà ở có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, giá thấp, nguồn cung thiếu so với cầu.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng trình Quốc hội trước đó, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008 - 2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Theo đó, hầu hết các dự án đã giảm từ 10 - 30% giá bán, đặc biệt có một số dự án, như dự án Sunrise City của Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc NoVa, dự án Everrich 3 của Công ty Phát Đạt tại TP. Hồ Chí Minh đã giảm giá tới gần 50% so với giá bán tại thời điểm “nóng” cách đây hơn 2 năm.

Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng đã có phản ứng tích cực, cơ cấu nguồn cung nhà ở đã bắt đầu có sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục, phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ có diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước. Nhất là phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện, vị trí thuận lợi, giá dưới 15 triệu đồng/m2 vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng.



Điều đó khẳng định chính sách của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã trúng và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thị trường bất động sản còn rất khó khăn do khả năng của nền kinh tế còn khó khăn. Giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh, do giá thời kỳ bất động sản nóng là giá ảo, cho nên thời kỳ này bắt buộc phải giảm giá đối với sản phẩm bất động sản để trả lại giá trị thực của bất động sản. Đồng thời, nhà đầu tư cũng phải giảm giá để tăng giao dịch sản phẩm bất động sản, trong đó, tiết giảm chi phí không cần thiết, đặc biệt là vật liệu cao cấp được thay thế bằng vật liệu trong nước... Ngoài ra, các chủ đầu tư đã tích cực chủ động trong việc maketing bán hàng, khuyến mại, điều chỉnh cơ cấu căn hộ, giao sản phẩm căn hộ xây thô để khách hàng tự hoàn thiện... nhằm hạ giá bán để thu hút khách hàng.

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, trong thời gian tới chắc chắn bất động sản được giao dịch tốt hơn, do giá bất động sản ngày càng phù hợp hơn với khả năng mua của người dân. Chắc chắn thị trường bất động sản từng bước được hồi phục.

Nhận định này của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng trùng khớp với các dự báo trước đó của các chuyên gia bất động sản. Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản trong quý III/2013 cho thấy, tại Tp.HCM, giao dịch trên thị trường chung cư tăng 52% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ của toàn thị trường là 12%. Giao dịch chủ yếu trên thị trường là căn hộ hạng C trong khoảng giá từ 12 - 17 triệu đồng/m2. Còn tại Hà Nội, giao dịch trên toàn thị trường đạt 9%, do tình trạng hoạt động tốt của các dự án có tiến độ thi công tốt, giá chào bán thấp hơn và nhiều chương trình khuyến mại. Trong đó, phân khúc căn hộ hạng C vẫn tiếp tục là sản phẩm chính của thị trường với tỉ lệ hấp thụ đạt 15%.

Gói 30.000 tỷ đồng: Nhanh nhưng phải đúng

Một trong những vấn đề trong Chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng tối 17/11 được dư luận quan tâm là sự chậm trễ trong việc giải ngân gói hỗ trợ để biến ước mơ sở hữu của nhiều người có thu nhập thấp trở thành hiện thực.

Thống kê cho thấy, tới thời điểm này, tại Tp.HCM mới có 210 khách hàng cá nhân được tiếp cận vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Cụ thể, mới có 49 tỷ đồng được giải ngân trong tổng giá trị vay là 120 tỷ đồng. Theo nhận định của Sở Xây dựng Tp.HCM, nhu cầu mua nhà ở xã hội của các đối tượng người có thu nhập thấp, đặc biệt là các cán bộ, công nhân viên chức,... hiện rất lớn. Tuy nhiên, các đối tượng này rất khó tiếp nhận với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Trong đó, để đủ điều kiện vay vốn ưu đãi thì các đối tượng phải đảm bảo đạt thu nhập từ 9 - 12 triệu đồng/tháng để đảm bảo điều kiện trả nợ. Tuy nhiên, mức thu nhập này hầu như nằm ngoài tầm với của đối tượng người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, khi xem xét cho vay thì các ngân hàng thương mại "soi” rất kỹ khả năng trả nợ của các đối tượng thuộc diện ưu đãi. Trong khi đó khả năng thu nhập của nhóm đối tượng này đang nằm dưới mức đủ khả năng trả nợ khiến các ngân hàng rất dè dặt trong xét duyệt. Bên cạnh đó, việc chưa có quy định cụ thể về thủ tục công chứng đối với hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai cũng khiến các văn phòng công chứng cũng “ngại” công chứng các loại hợp đồng văn phòng cho thuê quận 3 như hiện nay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, gói 30.000 tỷ đồng là chính sách của Chính phủ hỗ trợ người dân thu nhập thấp cải thiện nhà ở. Muốn giải ngân nhanh gói này, phải có nguồn cung lớn hoặc nhiều nhà ở dưới 15 triệu/m2, dưới 70 m2 trong khi nhu cầu của người dân rất lớn. Cả nước hiện nay cần hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội nhưng hiện nay cung nhà ở xã hội không thể nhanh được vì chiến lược nhà ở của chúng ta mới thực hiện và việc phát triển nhà ở xã hội là quá trình dài hạn chứ không thể ngắn hạn. Thứ hai, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp không mặn mà, do lợi nhuận của nhà ở xã hội thấp hơn nhiều so với nhà ở thương mại. Thứ ba, thủ tục, yêu cầu để giải ngân gói 30.000 tỷ này là bắt buộc.

“Vì nếu chúng ta không làm chặt, sai đối tượng dễ dẫn đến lợi dụng, làm thất thoát cho Nhà nước, dư luận không đồng tình nhưng không phải vì làm chặt mà chậm tiến độ. Tôi rất đồng tình, những ai có nhu cầu mua nhà thì phải được hỗ trợ trong gói 30.000 tỷ này. Đây là trách nhiệm không chỉ riêng Bộ Xây dựng, các địa phương mà cả các ngân hàng phải vào cuộc để đẩy nhanh tốc độ giải ngân”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chia sẻ.

Về vùng bão lũ miền Trung, Chính phủ đã chủ động đề ra các giải pháp, trong đó có Đề án hỗ trợ nhà tránh lũ cho các hộ nghèo ở 14 tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Gói hỗ trợ này sẽ hỗ trợ cho 40.000 hộ nghèo xây nhà tránh lũ. Tuy nhiên, gói hỗ trợ này đang được thực hiện và Chính phủ đang cân nhắc nguồn ngân sách để hỗ trợ. Còn hộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở, cũng có ý kiến cần mở rộng đối tượng cho vay hoặc hỗ trợ thêm thì Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để có giải pháp kiến nghị với Chính phủ.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Lý Tiểu Long chết vị cú điểm huyệt "hẹn giờ"

Khi quay thử các cảnh có sự tham gia của các diễn viên quần chúng trong bộ phim Trò chơi tử thần, Lý Tiểu Long thực hiện kỹ xảo nhưng không thành công. Chú rồng họ Lý không giữ được bình tĩnh, cố gắng để nắm bắt được cảnh quay đều không thành. Bỗng nhiên một diễn viên quần chúng lạ mặt tiến lại gần Lý Tiểu Long và đề xuất một phương pháp khiến Lý rất thích thú. Cả hai đã cùng uống vài chén ở phim trường. Bất ngờ, diễn viên lạ mặt đứng đối diện giáng một cú đòn mạnh vào đầu Lý Tiểu Long. "Vua kungfu" lập tức bất tỉnh, người lạ mặt rẽ đám đông chạy thoát. Trong lúc náo loạn, không ai nhìn thấy người này lẩn đi đâu, không ai biết gì về con người đó, không tên họ, thậm chí không ai biết hắn đã bày cảnh quay thú vị như thế nào cho Lý Tiểu Long?

 Lý Tiểu Long trên phim trường bộ phim Trò chơi tử thần. 


Vua kungfu đã bị một diễn viên quần chúng tấn công đột ngột và bất tỉnh. 

Vài ngày sau, một trong số nhân viên hóa trang cho các diễn viên quần chúng nhớ lại đã nhìn thấy diễn viên lạ mặt đó ghé vào phòng nghỉ giữa cảnh quay và buông thõng một câu: "Anh ta phải chết!". Chắc hẳn những lời nói đó là nhằm vào Lý Tiểu Long đang nằm bất tỉnh ngoài trường quay.

 Bí ẩn "Điểm huyệt hẹn giờ" 

Sự kiện này làm dấy lên một phỏng đoán, Lý Tiểu Long bị sát hại bởi một bậc thầy kungfu biết tuyệt kỹ “điểm huyệt hẹn giờ chết”. Tương truyền, những bậc thầy này làm việc cho Hội Tam Hoàng vào thời phong kiến và nắm giữ thuật điểm huyệt. Họ biết sử dụng công lực khi điểm huyệt. Thủ thuật này có thể phá hủy sức chịu đựng của cơ thể. Tới một ngày nhất định, "tử thần" sẽ đến gõ cửa, có thể là 2 tháng hoặc 10 năm sau khi bị điểm huyệt. Có thể mọi việc đã diễn ra như vậy hoặc cũng có thể đó chỉ là một huyền thoại. 

Tiến sĩ lịch sử, GS - Chủ tịch Hiệp hội võ thuật Thiếu Lâm Nga là Alekse Maslov cho rằng, thuật điểm huyệt thường được nhắc đến trong các tiểu thuyết võ lâm có tồn tại trong các trường phái như Thiếu Lâm hay một vài môn phái ở Hong Kong và miền nam Trung Quốc. 

Trong các tiểu thuyết mô tả, kỹ thuật này rất đơn giản và người bị điểm huyệt có thể thiệt mạng. Kỹ thuật điểm huyệt được bí truyền trong giới võ lâm bằng nhiều cách khác nhau.


 Phải chăng cú điểm huyệt hẹn giờ đã định sẵn ngày chết cho Lý Tiểu Long? 

Có thể một bậc thấy võ lâm đã giáng cho Lý Tiểu Long một đòn chí mạng. Ảnh Lý Tiểu Long và bạn thân Unicorn Chan trên trường quay Fist of Fury (1972). 

Trong khi đó, Thạc sĩ y học, PGS ĐH Y khoa quốc gia Nga Venhiamin Dzitlovskij lại cho rằng, khi bị đánh mạnh vào đầu, Lý Tiểu Long có thể bị chấn thương sọ não do bị chấn động. Các giả thuyết không chính thức đồn đại về một cú đánh có tác dụng đặc biệt "điểm huyệt hẹn giờ chết" nhưng một cú đấm mạnh có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và dẫn đến phù não.

 Lãnh đạo CLB võ thuật Kondzio là Viacheslav Bolonov khẳng định, có thể một bậc thấy võ lâm đã giáng cho Lý Tiểu Long một đòn chí mạng. Trên đời có những người âm thầm tìm hiểu bí mật võ lâm này nhưng tất cả những điều đó chỉ là huyền thoại.

 Có lẽ câu chuyện về cái chết bi kịch của bậc thầy kungfu thực tế hơn nhiều. Kỳ lạ là đồng thời sau lần bất tỉnh đột ngột ngày 10/5, các bác sĩ tốt nhất đã khám cho ông. Người ta nghi vấn về cái chết của Lý Tiểu Long bắt nguồn từ căn bệnh động kinh. Cơ thể của võ sư bậc thầy này vốn khỏe mạnh, không bệnh tật và không bị chấn thương nặng.


 Lý Tiểu Long đã vắt cạn kiệt sức lực cho điện ảnh. 


Lý Tiểu Long nằm xuống khi đã ở ranh giới tới hạn trong sức lực của con người.
 
Sau 2 tháng Lý Tiểu Long qua đời, người ta thường nhầm lẫn giữa sức khỏe và sức mạnh. Mặc dù vào năm 1973, sức khỏe của ông vẫn hoàn toàn bình thường, nhưng sức mạnh đã cạn kiệt. Cả sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần. Lý Tiểu Long đã làm việc không nghỉ ngơi, vừa viết kịch bản, đóng phim, vừa sản xuất phim và lồng tiếng. Thậm chí còn tự mình bán và phát hành phim.

 Cứ như vậy, bắt đầu từ bộ phim Đường sơn đại huynh (1971), trong suốt 2 năm, sức mạnh của con người được rèn luyện nhiều nhất hành tinh đã cạn dần. Thật phũ phàng nhưng đó là sự thật, Lý Tiểu Long đã ở ranh giới tới hạn trong sức lực của con người. Ông phát biểu ko lâu trước khi qua đời ” Tôi không muốn làm việc gì nửa vời. Tất cả những việc tôi làm đều phải hoàn hảo”. 

nguồn : zing

Đại gia bất động sản nhảy vào phân khúc nhà giá rẻ

“Bán những gì thị trường cần, chứ không phải là bán cái mình có” đang là kim chỉ nam cho các nhà phát triển bất động sản đưa các sản phẩm mới ra thị trường. Trong hai năm vừa qua gần như thị trường chỉ bán hàng tồn kho, đua nhau xả hàng bằng mọi hình thức từ giảm giá “sốc”, khuyến mãi “khủng”,…cho đến bàn giao thô để câu khách.



(đại gia bất động sản nhảy vào thị trường nhà giá rẻ)

Bên cạnh đó vẫn có những loại sản phẩm mới ra thị trường, tuy không nhiều nhưng lại có những điểm khác biệt để cạnh tranh với loại sản phẩm còn tồn đọng. Đó là loại hình phân khúc nhà ở bình dân, trung bình (hay nói cách khác là hợp túi tiền). Nói đến phân khúc này, người ta thường nhắc đến ở thị trường Hà Nội là công ty của đại gia Lê Thanh Thản hay như Viglacera là nhà phát triển chính,…ở Tp.HCM là Nam Long hoặc Hoàng Quân,…

Nay, cục diện cũng đã thay đổi, các nhà phát triển nổi tiếng ở loại hình hạng sang, cao cấp cũng vào cuộc. Trường hợp điển hình như ở HAGL Land, sau khi tập đoàn này rút khỏi BĐS cao cấp tại Tp.HCM một cách ngoạn mục để tìm cơ hội ở đất Myanma, đại gia này thực hiện phương án xử lý nợ xấu qua việc tách công ty CP Đầu tư BĐS An Phú thành đơn vị độc lập, ra khỏi hệ thống HAGL Land và trước mắt là tập trung triển khai nốt dự án còn lại, và đầu tư vào phân khúc nhà bình dân.

Theo công bố thông tin của HAGL về việc phát hành 33 triệu cổ phần của Công ty An Phú (công ty con) ra công chúng mới đây để huy động vốn đầu tư, công ty có vốn điều lệ 360 tỷ và chỉ phát triển nhà trung bình ở Tp.HCM.

Các dự án mà An Phú đầu tư thời gian tới là Phú Hoàng Anh, Phúc Bảo Minh, Hoàng Anh Incomex, Hoàng Anh Mê Kông, An Tiến, Bình Chánh,…đơn vị này cũng đã định vị ngay giá bán chỉ ngang hoặc cao hơn chút so với giá nhà xã hội (nhà xã hội ở Tp.HCM và Hà Nội hiện có mức bán xung quanh 10 triệu đồng/m2 –PV).

Lý do là phân khúc này mua bán vẫn nhộn nhịp, có thanh khoản mặc dù biên độ lợi nhuận thấp hơn nhưng sẽ thuận lợi hơn.

Indochina Land, một đơn vị chuyên phát triển các sản phẩm bất động sản hạng sang và cao cấp, đã khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam như Hyatt Regency Danang, Montgomerie Links Vietnam, Indochina Plaza Hanoi, Six Senses Con Dao…cũng vừa bắt tay với Nam Long Group để đầu tư vào phân khúc bất động sản văn phòng cho thuê quận 1 ở mức giá trung bình.

Theo thương vụ hợp tác này, Indochina Land góp 26,46 tỷ tiền mặt và cũng cấp thêm một khoản vay cho Nam Long để cùng thực hiện đầu tư vào dự án Ehome3 Tây Sài Gòn. Trong khi đó Nam Long góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất trị giá trên 182 tỷ cho khu đất hơn 28.222m2.

Tổng mức đầu tư cho dự án là 1.467,5 tỷ đồng, 2 block thực hiện giai đoạn đầu với, cơ cấu sở hữu Indochina Land nắm 35%, Nam Long sở hữu 65%.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch của Nam Long thì chiến lược của đơn vị này là phát triển nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng được nhu cầu an cư của đại đa số người dân. Nam Long cũng đã xây dựng kế hoạch rõ ràng cho việc phát triển tới 14000 căn hộ Ehome trong 5 năm. Theo như ghi nhận của Nam Long hiện nay loại căn hộ Ehome đã triển khai trước đây có tỷ lệ bán thành công khá cao từ 90% đến 100% tùy vào từng giai đoạn.

Với tầm nhìn dài hạn của Nam Long, cũng như nhận thấy được xu hướng phát triển của loại bất động sản này, Indochina Land đã quyết định tham gia cùng với Nam Long Group. Việc hợp tác này sẽ là một xu hướng mới trên thị trường địa ốc khi các đơn vị chuyên phát triển BĐS cao cấp tìm kiếm cơ hội mới ở loại nhà giá rẻ, nhu cầu lớn nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.


nguồn: batdongsan

Chủ nhà đất cũ gây khó dễ khi sang tên sổ đỏ

Năm 2010, chúng tôi mua lại nền đất trong khu tái định cư của dự án khu đô thị mới Vĩnh Lộc (P. Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, Tp.HCM) và nhiều người đã xây nhà ở ổn định. Nói là “mua” nhưng do đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận), nên người mua và chủ đất (người được cấp đất tái định cư) chỉ ký với nhau giấy mua bán. Chủ đất làm hợp đồng ủy quyền cho người mua đi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận tại phòng công chứng. Trong giấy mua bán, chủ đất cam kết “có trách nhiệm ký các giấy tờ để làm thủ tục sang nhượng và chuyển quyền cho người mua mà không đòi hỏi bất cứ một khoản tiền nào khác”, hoặc “có trách nhiệm làm các thủ tục pháp lý để người mua hoàn tất quyền sử dụng nhà ở và đất ở theo quy định”...


(khách hàng gặp khó khăn trong việc chủ nhà đất cũ gây khó khăn)

Giữa tháng 10 vừa qua, ban quản lý dự án khu đô thị mới Vĩnh Lộc (thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1, Tp.HCM) thông báo sẽ làm giấy chứng nhận trong khu tái định cư và yêu cầu người dân nộp hồ sơ. Trong thành phần hồ sơ phải nộp, ngoài những giấy tờ liên quan còn phải có bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu hiện tại của chủ đất. Chúng tôi liên hệ với chủ đất để lấy bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu và nhờ họ làm các thủ tục như đi nhận giấy chứng nhận, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phòng công chứng... Rất bất ngờ, nhiều chủ đất ra giá 30-50 triệu đồng để làm công việc trên. Chỉ có vài người làm theo cam kết trong giấy mua bán đã ký trước kia, vui vẻ cung cấp hết các loại giấy tờ cần thiết mà không yêu cầu gì thêm.

Trước khi mua đất, chúng tôi biết đây là đất tái định cư và sau này Nhà nước chỉ cấp giấy chứng nhận cho chủ đất chứ không cấp cho người mua đất, nên đã có ràng buộc trách nhiệm của chủ đất trong giấy mua bán. Chúng tôi cũng nghĩ là có thể trả tiền “trà nước” cho chủ đất khi đi làm giấy chứng nhận 3-5 triệu đồng một trường hợp, như là cách thể hiện sự biết ơn từ hỗ trợ của họ để hoàn tất các thủ tục pháp lý một cách suôn sẻ. Tuy nhiên số tiền 30-50 triệu đồng mà các chủ đất ra giá cho chúng tôi quá cao, không khác nào lợi dụng tình thế để ép chúng tôi. Chúng tôi đã mua đất ngay tình, về ở đây ổn định, cũng mong sớm được cấp giấy chứng nhận. Để giúp chúng tôi không bị chủ đất cũ “làm khó”, các cơ quan nhà nước nên có một giải pháp linh động giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người mua trong trường hợp này.

Khách hàng lựa chọn hàng mẫu cho căn hộ tương lai của mình

Chính vì thế việc cam kết “trên giấy” và thực tế khi bàn giao căn hộ vẫn luôn có một khoảng cách, chính từ điều này đã làm không ít khách hàng sau khi mua căn hộ thất vọng, thậm chí đã từng xảy ra nhiều vụ khiếu nại chủ đầu tư cam kết một đàng giao nhà một nẻo.

Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản văn phòng quận 1 ở Tp.HCM chia sẻ, với những dự án căn hộ mà khi khách hàng mua lúc dự án vừa xây xong móng, các thiết kế chủ yếu được kiểm định “trên giấy” rất khó tránh được những sai sót so với thực tế. Đó là chưa kể, trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, không loại trừ khả năng một số dự án vì yếu tố “tiết kiệm” đã xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng như cam kết ban đầu. “Cách tốt nhất để kiểm chứng chất lượng một dự án là khách hàng nên lựa chọn những dự án sắp nhận nhà ở ngay”, vị giám đốc này khuyến nghị.


Với nhận thức “khách hàng là thượng đế” và hơn thế nữa là mong muốn tạo dựng niềm tin tuyệt đối với khách hàng, theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian qua vẫn có một số chủ đầu tư uy tín như: Phú Mỹ Hưng, Vincom, Him Lam… đã chứng minh uy tín của mình bằng các dự án thật chứ không còn “trên giấy”. Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Royal City, Times City, Him Lam Riverside và The Hyco4 Tower chuẩn bị giao nhà trong năm 2013.

Thử làm một bài toán đơn giản để thấy lợi ích kép mà các căn hộ sắp được nhận nhà đang có ưu thế. Giả sử mua căn hộ 100 mét vuông (03 phòng ngủ) của Him Lam Riverside với giá 03 tỷ đồng, khách hàng chỉ cần thanh toán 50% giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà ngay, 50% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 5 năm với lãi suất cố định 6%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Vậy lợi ích kép ở đây sẽ là: Khách hàng nhận nhà ngay và thanh toán kéo dài đến 5 năm hoặc khách hàng nhận nhà và cho thuê lại, đem số tiền thuê nhà thanh toán cho khoảng vay hằng tháng. Vậy thực tế, khách hàng mua căn nhà chỉ bằng phân nữa giá trị căn hộ.

Có thể nói, trong bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều khó khăn, Him Lam Riverside là một trong số ít dự án căn hộ cao cấp được chủ đầu tư cam kết bàn giao nhà hoàn thiện với đầy đủ nội thất gồm các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Teka, Toto, Ariston, Panasonic, Electrolux… Thêm vào đó, mức phí quản lý chủ đầu tư áp dụng chỉ từ 6.000 đồng/m2/tháng. Phí đậu xe hơi 1 triệu đồng/xe/tháng cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn. Một tin vui nữa, nhằm hỗ trợ khách hàng giảm gánh nặng tài chính, chủ đầu tư đã đưa ra chính sách sẽ tặng trọn gói nội thất cao cấp (salon, bàn ăn, máy lạnh, tủ lạnh, thiết bị bếp,lò vi sóng, máy giặt…) và hỗ trợ thanh toán trong 2 năm không lãi suất cho khách hàng.

Chính sách bán hàng linh hoạt, chất lượng dự án đảm bảo là những yếu tố chỉ có ở dự án Him Lam Riverside. Không những thế, ở Him Lam Riverside còn có “độc” khác chính là vị trí dự án. Dự án tọa lạc ngay bên sông Ông Lớn, trong khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng (quận 7), cách chợ Bến Thành chỉ khoảng 3km, được thừa hưởng tất cả các tiện ích trong KĐT Him Lam Tân Hưng và khu vực lân cận như siêu thị Lotte Mart, Bệnh viện FV, trường quốc tế RMIT…Đặc biệt, ngày 25/12/2013, thành phố giáo dục Vietopia - nơi ươm mầm trí tuệ và nhân cách cho những chủ nhân tương lai của đất nước, sẽ chính thức đi vào hoạt động. Cư dân của Him Lam Riverside sẽ đặc biệt được thụ hưởng thêm tiện ích độc đáo này.

nguồn: batdongsan

VĂN PHÒNG CHO THUÊ PAN BUILDING QUẬN 3 ĐƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU



Văn phòng cho thuê quận 3 ...Mặt bằng văn phòng cho thuê tòa nhà PAN Building ngay tại Quận 3 nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Chí Minh được xây dựng 1 trệt - 8 tầng - 1 thang máy, diện tích 1 sàn đạt 140m2,nằm trong khu vực yên tĩnh,có ban quản lý bảo vệ tòa nhà chuyên nghiệp 24/24h .

"Cao ốc PAN Building" có vị trí giao thông thuận tiện cho khách hàng đi lại giữa các quận trung tâm thành phố. Tòa nhà được trang bị hệ thống PCCC đạt chuẩn ,camrera,đường truyền internet cáp quang tốc độ cao,luôn được vệ sinh sạch sẽ,tòa nhà với các trang thiết bị hiện đại hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân viên văn phòng.

Thông tin về tòa nhà văn phòng cho thuê PAN Building:

* Địa chỉ: văn phòng cho thuê Cao ốc PAN Building, Quận 3

* Số tầng: 1 trệt - 8 tầng - 1 thang máy

* Diện tích cho thuê: 30m2 - 60m2 - 80m2

* Giá văn phòng cho thuê: 27 USD/m2

* Phí dịch vụ: Đã bao gồm

* Thuế GTGT: Hóa đơn trực tiếp

* Phí gửi xe : Xe máy 10 USD/xe - Xe hơi 80 USD/xe

* Tiền điện: Theo giá điện nhà nước

* Thời hạn thuê: 2 năm

* Đặt cọc, thanh toán: 2 tháng & thanh toán 1 tháng 1 lần

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ : 0918 847 009

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Khân khúc BDS cao cấp đang được hâm nóng vào dịp cuối năm

Khân khúc BDS cao cấp đang được hâm nóng vào dịp cuối năm

Sau gần 3 năm nằm im, cuối tháng 5.2013 dự án căn hộ hạng sang New Pearl (192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Tp.HCM) đã được khởi công trở lại khi sang tay cho chủ mới - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trước đó, dự án New Pearl do Công ty Bất động sản Phương Trang làm chủ đầu tư, nhưng sau khi xây dựng đến tầng 2 và trải qua hai đợt mở bán thì việc xây dựng cũng bị dừng lại.

Khi mở bán cách đây 3 năm, văn phòng cho thuê cao ốc New Pearl được xem là một trong những dự án bất động sản hạng sang trên thị trường khi công bố giá bán từ khoảng 90 triệu đồng/m2. New Pearl gồm 18 tầng, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn khoảng 14.500 m2, trong đó có 120 căn hộ cao cấp được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.200 m2. Hiện nay, New Pearl đã được thi công xong phần thô.



Không chỉ New Pearl, một dự án căn hộ hạng sang khác ở trung tâm Tp.HCM là Léman Luxury Apartments (góc Nguyễn Đình Chiểu - Trương Định, quận 3) do C.T Group làm chủ đầu tư cũng bắt đầu tăng tốc từ đầu năm 2013 sau một thời gian thi công cầm chừng. Léman Luxury Apartments được khởi công vào quý I/2011, gồm 3 tầng hầm và 24 tầng cao. Dự án, sau khi hoàn thành, sẽ bao gồm 12.000 m2 diện tích bán lẻ và 230 căn hộ cao cấp. Hiện nay, dự án này được xây dựng đến tầng thứ 8 và gần đây đã liên tục được mở bán.


New Pearl và Léman Luxury Apartments là hai dự án có thể cung cấp một lượng căn hộ hạng sang đáng kể cho thị trường Tp.HCM. Với sự trở lại của hai cái tên này, phân khúc hạng sang dường như đang được hâm nóng.

Hồi đầu tháng 11, đại diện độc quyền của tập đoàn bất động sản hàng đầu thế giới Sotheby’s cũng chào bán cùng lúc 6 dự án lớn thuộc phân khúc cao cấp tiêu biểu cho bất động sản 3 miền Bắc - Trung - Nam tại Hà Nội, trong đó có một dự án căn hộ hạng sang là Indochina Plaza Hà Nội.

Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường bất động sản, nhưng cuộc chơi của loại hình bất động sản hạng sang chưa bao giờ hết thú vị. Ở TP.HCM, đắt nhất là căn hộ ở Vincom Center B với giá bán từ 154-274 triệu đồng/m2. Saigon Pavillon (quận 3) và Léman Luxury Apartments có giá bán từ 88,5 triệu đồng/m2.

Trong giai đoạn thị trường khủng hoảng như hiện nay, nhiều dự án căn hộ cao cấp ở quận 2 và quận 7 đã giảm giá bán từ 30-50%, nhưng các dự án căn hộ hạng sang vẫn giữ giá chào bán như lúc thị trường bất động sản còn khởi sắc.

“Ngoài những yếu tố như tiện ích và dịch vụ hoàn hảo thì vị trí tốt và số lượng ít cũng là nguyên nhân khiến giá căn hộ sang trọng ở trung tâm quận 1, quận 3 vẫn giữ được ưu thế về giá”, ông Nguyễn Nguyên Thái, Phó Tổng Giám đốc Bến Thành Land, nhận định.

Thống kê sơ bộ cho thấy số căn hộ sang trọng tại khu vực trung tâm quận 1, quận 3 chỉ có khoảng vài trăm căn, trong khi những dự án cũ đã hoàn thiện thì dường như đã được bán hết. Saigon Pavillon, chẳng hạn, chỉ còn khoảng 10 căn ở tầng thấp. The Lancaster (quận 1) hay Avalon Saigon (quận 1) chỉ còn giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Theo ông Thái, dù thị trường bất động sản đang khó khăn nhưng loại hình bất động sản hạng sang vẫn có một lượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, khách loại này tương đối ít và rất khó tính.

Điều này cũng có nghĩa việc bán hàng của các dự án hạng sang như văn phòng cho thuê quận 1 là rất chậm, như dự án Bến Thành Luxury chẳng hạn. Đây là dự án nằm tại một trong những vị trí đắc địa của Tp.HCM: góc đường Ký Con - Lê Thị Hồng Gấm, cách chợ Bến Thành chỉ 200 m. Giá bán dao động từ 82-120 triệu đồng/m2 (dự án được mở bán vào tháng 2.2010).

Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, Bến Thành Luxury bán chưa được một nửa số căn hộ, dù chỉ có 88 căn. Do bán chậm, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Bến Thành đã quyết định bán sỉ cho một đối tác khác để chuyển thành căn hộ dịch vụ cho thuê. Hay như Saigon Pavillon, mặc dù chỉ có 96 căn hộ và đã hoàn thiện gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa được tiêu thụ hết.

“Với một dự án hạng sang, nếu mở bán ồ ạt thì khả năng thành công sẽ không cao. Đối với khách hàng, ít thì mới sang. Mở bán ít cũng có nghĩa chủ đầu tư phải có thực lực để tiếp tục theo đuổi dự án bất chấp việc bán hàng có tốt hay không”, ông Thái nhận định.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Kim Chung, Chủ tịch C.T Group, cho biết việc tung hết sản phẩm ra bán sẽ gặp khó khăn về sau này, nếu chỉ bán được 30-40% số lượng căn hộ. Do đó, với Léman Luxury Apartments, mỗi lần C.T Group chỉ chào bán nhỏ giọt, mỗi lần hai sàn với 14 căn hộ. “Đây là cách Tập đoàn áp dụng để giữ giá trị cho dự án”, ông Chung nói.

Có lẽ đây cũng là cách mà ông chủ mới của dự án New Pearl đang thực hiện. Hiện tại, dù dự án này đã thi công xong phần thô nhưng trên thị trường vẫn chưa có một thông tin nào về việc mở bán lại dự án này.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 1 CAO ỐC VĂN PHÒNG LIM TOWER

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 1 CAO ỐC VĂN PHÒNG LIM TOWER



Văn phòng cho thuê quận 1 cao ốc văn phòng Lim Tower thuộc dự án tòa nhà hạng A tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay có vị trí đắc địa ngay trung tâm tài chính của quận 1 nằm ngay giao lộ Tôn Đức Thắng và Lê Thánh Tôn, nối cửa ngõ chính phía đông của thành phố theo trục đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Không gian cao ốc văn phòng cho thuê hiện đại, 8 thang máy tốc độ nhanh, 6 gian giữ xe an toàn thuận tiện… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch của các đối tác.

Thông tin về cao ốc văn phòng Lim Tower:
* Tên cao ốc: Lim Tower
* Địa chỉ: ngã tư giao lộ Tôn Đức Thắng & Lê Thành Tôn - Quận 1
* Số tầng: 7 tầng
* Diện tích sàn: 34.300m2
* Diện tích văn phòng cho thuê: 792m2
 * Giá thuê: 28 USD/m2
* Phí dịch vụ: Chưa bao gồm 6 USD/m2 phí quản lý
* Thuế GTGT: Chưa bao gồm thuế VAT 10%
* Phí gửi xe: Xe máy 10USD/xe; Xe hơi 150 USD/xe
* Tiền điện: Theo giá điện nhà nước
* Thời hạn thuê: Tối thiểu 2 năm    
* Đặt cọc, thanh toán: 3 tháng & thanh toán 3 tháng 1 lần


Tiến độ dự án CT2 Trung Văn nói lên điều gì?

Tiến độ dự án CT2 Trung Văn nói lên điều gì?






Khi lãi suất ngân hàng vừa qua được đẩy lên khá cao, nhiều nhà thầu xây dựng văn phòng cho thuê đã gặp khó khăn vì không thể thực hiện việc mua bán nguyên vật liệu theo hình thức thanh toán trả chậm như trước. Chất lượng công tác tư vấn trong việc thi công còn nhiều hạn chế, dẫn tới việc phát sinh những vấn đề phải điều chỉnh lại. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư có năng lực thấp về tổ chức và quản lý dự án, không đáp ứng nổi nhiệm vụ được giao bởi thiếu vắng những cán bộ có thể đưa ra những giải pháp xử lý một cách chủ động và hữu hiệu.

Với lợi thế vừa là đơn vị xây dựng, vừa là chủ đầu tư của dự án, Vinaconex 3 đã đảm bảo tiến độ thi công theo đúng kế hoạch đề ra. Ông Bùi Văn Thủy – Giám đốc điều hành dự án cho biết: “Sau gần 2 năm triển khai, dự án CT2 Trung Văn đã đạt 85% khối lượng công việc, đang trong giai đoạn hoàn thiện, các hạng mục sơn lót mặt ngoài, hoàn thiện cảnh quan xung quanh đang được đẩy nhanh triển khai theo đúng kế hoạch, dự kiến bàn giao đợt đầu cho khách hàng vào ngày 31/12/2013 (với căn hộ loại thô) và đợt bàn giao kế tiếp cuối quý I-2014 (với loại căn hộ hoàn thiện).

Ông Thủy cũng cho biết thêm: "Là đơn vị có truyền thống, kinh nghiệm trong xây dựng, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, vật lực sẵn sàng triển khai dự án. Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc thường xuyên có mặt tại công trường, chỉ đạo, động viên cán bộ triển khai dự án. Để đảm bảo tiến độ dự án, chúng tôi đã tổ chức hơn 20 đội thi công, thường trực sẵn với hơn 450 nhân công là người của công ty luôn triển khai tại công trường”.
Khác với nhiều chủ đầu tư BĐS lựa chọn chiến lược “mỡ nó rán nó” thông qua phương thức chào bán căn hộ ngay khi hoàn thành giai đoạn móng, thị trường đã chứng minh chiến lược này có phần đúng khi thị trường sôi động, nhưng khi thị trường trầm lắng chiến lược đó là sai lầm, thay thế vào đó là “làm thật - ăn thật” mới là lựa chọn đúng đắn. Bài học từ văn phòng cho thuê quận 3 Vinaconex 3 mới đây đã khẳng định thương hiệu và năng lực thật sự của chủ đầu tư, cho thấy tập trung tiến độ và chất lượng dự án là cách marketing tốt nhất củng cố “niềm tin” với khách hàng.

CT2 Trung Văn được khách hàng và thị trường quan tâm “đột biến” trong thời gian gần đây do hệ thống hạ tầng giao thông được hoàn thiện nối liền với khu vực phát triển mới phát triển của Hà Nội, điểm đến của thủ đô như khách sạn 5 sao JW Marriott Hà Nội(500m), trung tâm hội nghị Quốc gia (900m), trung Grand Plaza, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, đường Lê Văn Lương 500m, cách BigC 1km… Điều này đã giúp chung cư CT2 Trung Văn trở thành tâm điểm của thị trường BĐS Hà Nội ngay từ đầu quý IV/2013.

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 1 CAO ỐC VĂN PHÒNG HMTC BUILDING

VĂN PHÒNG CHO THUÊ QUẬN 1 CAO ỐC VĂN PHÒNG HMTC BUILDING



Văn phòng cho thuê quận 1 cao ốc văn phòng HMTC Building với vị trí thuận lợi tại khu vực trung tâm Quận 1 là một trong những công trình văn phòng cho thuê mang sắc thái kiến trúc khá riêng biệt, góp phần tô điểm thêm cho khu vực trung tâm Tp. Hồ Chí Minh tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng ( nằm tại góc đường Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân ) .

Xung quanh là các trụ sở văn phòng và trung tâm buôn bán, dịch vụ, thương mại sầm uất nhất của Thành Phố.
Thông tin về tòa nhà HMTC Building
* Tên cao ốc: HMTC Building
* Địa chỉ: góc Hai Bà Trưng & Trần Cao Vân - Quận 1
* Số tầng: 17 tầng
* Diện tích sàn: 2,897 m2
* Diện tích văn phòng cho thuê: đang cập nhật
 * Giá thuê:  đang cập nhật
* Phí dịch vụ: 6 usd
* Thuế GTGT: Đã bao gồm 10% VAT
* Phí gửi xe: đang cập nhật
* Tiền điện: Theo giá điện nhà nước
* Thời hạn thuê: Tối thiểu 2 năm    
* Đặt cọc, thanh toán: 3 tháng, thanh toán 1 tháng /1 lần

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Đảo rác có diện tích lớn gấp đôi diện tích đất liền Việt Nam sắp cập nhật đến Mỹ

Đảo rác có diện tích lớn gấp đôi diện tích đất liền Việt Nam sắp cập nhật đến Mỹ


Nhà chức trách Mỹ cảnh báo, một triệu tấn rác đang trôi nổi trên vùng biển nằm giữa quần đảo Hawaii và bang California. Đây là một trong những hậu quả kinh hoàng của trận động đất kèm theo sóng thần ập xuống Nhật Bản hồi năm 2011. Con “quái vật độc hại” choán diện tích mặt biển tương đương bang Texas (678.907 km2) của Mỹ, lớn gấp đôi diện tích đất liền của Việt Nam (331.698 km2 theo số liệu wikipedia).



Tâm điểm của đảo rác nằm cách bờ biển nước Mỹ 2.700 km. Nếu rác tiếp tục hợp nhất, nó sẽ tạo thành hòn đảo nổi lớn hơn diện tích nước Mỹ. Về mặt lý thuyết, đảo rác ập vào khu vực Bắc Mỹ có thể lên tới 5 triệu tấn. Thành phần đảo rác bao gồm tàu thuyền, nhà cửa, các thiết bị điện tử tới đồ gia dụng. Chúng bị sóng thần kéo khỏi lãnh thổ Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3/2011. Dù theo dõi sát sao đường đi của đảo rác nhưng phía Mỹ vẫn không thể dự đoán chính xác nơi nó đổ bộ, dù chúng đã nằm rất gần bờ biển nước Mỹ. Trên thực tế, những loại rác nhẹ như phao tiêu, thùng phi đã bắt đầu tới Bắc Mỹ vào cuối năm ngoái. Trước đó, người ta còn tìm thấy một quả bóng, một chiếc xe Harley nằm trong hộp hay thậm chí là một con tàu hoen rỉ... trôi dạt vào bờ biển Bắc Mỹ. Các nhà khoa học cảnh báo, rác sóng thần sẽ tàn phá môi trường biển, gây hại với động, thực vật hoang dã tại những khu vực mà chúng quét qua. San hô bị nhựa bao phủ, cá chết vì mắc lưới trôi dạt theo các đảo rác, chim chết vì ăn phải đồ nhựa… là những tác hại mà những đảo rác khổng lồ này đang gây ra. Bộ Môi trường Nhật Bản ước đoán, khoảng 5 triệu tấn rác bị sóng thần cuốn ra đại dương trong thảm họa kép. Tuy nhiên, chỉ 30% số đó có khả năng trôi nổi trên biển Thái Bình Dương rộng lớn. Phần còn lại đã chìm xuống đáy biển không lâu sau khi bị kéo tuột khỏi đất liền.

Nỗi lo ế ẩm văn phòng trống của các nhà chủ đầu tư

Nỗi lo ế ẩm văn phòng trống của các nhà chủ đầu tư


Làm xong dự án, bán chưa được… 30%

Là một dự án bất động sản đầu tiên ở nước ngoài của Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc), Dự án văn phòng cho thuê Hyundai Hillstate (quận Hà Đông) được “công ty mẹ” tập trung nguồn tài chính đủ mạnh để hoàn thiện Dự án.



Vì thế, trong khi hàng loạt dự án cao cấp trong khu vực phải “đắp chiếu” vì thiếu vốn, dự án Hyundai Hillstate vẫn được hoàn thiện, bất chấp việc không bán được hàng.

Trao đổi với ĐTCK mới đây, ông Yun Han Won, Giám đốc hành chính của Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây, Chủ đầu tư Dự án Hyundai Hillstate, cho biết, đến khi Dự án hoàn thiện, Công ty mới bán được 30% sản phẩm.

Nếu loại trừ 100 căn biệt thự được cộng dồn, lượng căn hộ (trong tổng số 928 căn) đã chào bán thành công chỉ đạt khoảng 20%.

Trên địa bàn Hà Nội, ở thời điểm hiện nay, có hàng loạt dự án căn hộ cao cấp đã hoàn thiện, đang trong giai đoạn bàn giao, nhưng số lượng hàng “tồn kho” được cho là còn rất lớn.

Những ví dụ cụ thể như dự án Mandarin Garden của CTCP Golden Gain Việt Nam (thuộc Tập đoàn Hòa Phát), Dự án Mulberry Lane của Công ty Hoàng Thành, Dự án Spark (của Tập đoàn Nam Cường) hay Eurowindow Multicomplex (quận Cầu Giấy)…

Trao đổi với ĐTCK mới đây, đại diện một đơn vị phân phối Dự án Mulberry Lane không tiết lộ tỷ lệ hay số lượng căn hộ “tồn kho” tại dự án này là bao nhiêu.

Tuy nhiên, số lượng căn hộ chưa có khách hàng đặt mua tại dự án Mulberry Lane, theo đại diện này là khá lớn.

Tương tự, tại dự án Mandarin Garden, sau đợt mở bán đầu tiên không thành công, đến đợt 2, chủ đầu tư đã phải điều chỉnh giá bán. Song, có lẽ lượng căn hộ “tồn kho” quá lớn khiến doanh nghiệp chưa khi nào dám công bố tỷ lệ căn hộ đã bán ra.

Việc thông báo bàn giao 200 căn hộ (trong tổng số trên 1.000 căn tại Dự án) của chủ đầu tư mới đây đã ít nhiều hé lộ lượng hàng tồn kho “cực khủng” tại dự án Mandarin Garden.

Sẽ ồ ạt giảm giá đẩy hàng tồn?

Đối với các dự án căn hộ cao cấp đã hoàn thiện, lượng hàng “tồn kho” lớn đang làm đau đầu các chủ đầu tư. Vì thế, thị trường căn hộ cao cấp tại Hà Nội thời gian qua xuất hiện nhiều kiểu khuyến mãi rất lạ từ các doanh nghiệp có dự án đang bàn giao nhà, mà ai cũng biết, đấy chỉ là một trong những giải pháp để giải phóng hàng tồn kho nhanh hơn.

Cụ thể, tại đợt mở bán căn hộ Hyundai Hillstate mới đây, ngoài việc giảm khoảng 15% giá bán, chủ dự án còn cho phép khách hàng nhận nhà sau khi đóng 30% giá trị hợp đồng, 70% giá trị còn lại được thanh toán chậm 1 năm không tính lãi.

Tập đoàn Nam Cường mới đây cũng cho biết, sẽ miễn 6 tháng phí quản lý chung cư tại nhiều dự án. Trong khi mức phí quản lý được áp dụng lâu dài với giá chỉ 3.000 đồng/m2/tháng để tri ân khách hàng. Ưu đãi này được nhiều nhà đầu tư nhìn nhận có thể giúp Nam Cường bán được thêm hàng trăm căn hộ…

Ông Trương Chí Kiên, Phó tổng giám đốc CTCP Him Lam Thủ đô cho rằng, các doanh nghiệp có dự án hoàn thiện gần đây, nếu là doanh nghiệp trong nước, chắc chắn vẫn phải dùng phần lớn vốn vay để triển khai hoàn thiện các dự án văn phòng cho thuê quận 3 trong 1 khoảng thời gian dài.

Với việc các dự án còn tồn nhiều căn đã hoàn thiện, các doanh nghiệp sẽ phải tính đến chi phí cơ hội, nên sẽ tìm mọi cách để bán lượng hàng này.

Vì thế, ông Kiên cho rằng, phân khúc căn hộ cao cấp sắp tới chắc chắn sẽ có thêm làn sóng giảm giá, thêm những hình thức khuyến mãi. Thậm chí, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận phương thức hàng đổi hàng, hỗ trợ lãi suất nhiều hơn cho người mua.

Thu hồi đất cần phải thông qua HĐND của tỉnh đó

Thu hồi đất cần phải thông qua HĐND của tỉnh đó


Phóng viên: Tại phiên góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn băn khoăn về hiến định thu hồi đất cho phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Ông nghĩ sao về điều này?

- Ông Nguyễn Minh Quang: Đúng là các ĐB hết sức quan tâm đến vấn đề thu hồi đất, nhất là thu hồi đất phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến và đã trình những vấn đề mới nhất.

Tôi cho rằng những ý kiến của ĐB nêu rất xác đáng. Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được thông qua trong kỳ họp này cũng bám sát ý kiến của các ĐB góp ý cho Hiến pháp, nhất là về điều 53 liên quan đến đất đai. Hiện trong Luật Đất đai có đề cập các nội dung liên quan đến thu hồi đất. Với các mục đích thu hồi đã nêu trên thì theo tôi, đáp ứng được những vấn đề trong Hiến pháp đã nêu. Với tinh thần như vậy, điều 62 đã nêu rất rõ mục đích thu hồi đất như thế nào, thẩm quyền thu hồi ra sao và phân loại thế nào.

*Vấn đề thu hồi đất cho mục đích KT-XH đã được cử tri và các ĐB đề nghị quy định hết sức chặt chẽ nhằm tránh việc nhà đầu tư lạm dụng dẫn đến khiếu nại, tố cáo, bất bình trong đời sống xã hội diễn ra ở nhiều nơi suốt thời gian qua...

- Thời gian trước, việc thu hồi đất cho mục tiêu phát triển KT-XH đã góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều tồn tại, liên quan đến lợi ích người dân, gây ra tình trạng khiếu kiện. Cũng có những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng. Những tồn tại này trong Luật Đất đai sửa đổi sẽ khắc phục. Chúng tôi đã đặt mục tiêu khi xây dựng Luật Đất đai lần này là phải giải quyết được vấn đề đó. Với quy định hiện nay của điều 61, 62, 63 và với tinh thần của Hiến pháp sửa đổi lần này, với điều 53 thì những vấn đề liên quan đến thu hồi đất tùy tiện sẽ được khắc phục khi thực hiện luật mới.

* Vậy là sẽ quy định theo hướng những dự án thu hồi đất cho phát triển KT-XH phải thông qua HĐND?

- Cái này tùy thuộc theo thẩm quyền. Đối với cấp tỉnh, UBND tỉnh không thể tùy tiện quyết định thu hồi mà phải thông qua HĐND. Sẽ quy định HĐND cấp tỉnh thông qua loại dự án gì, khi đó UBND tỉnh sẽ thực hiện việc thu hồi. Hy vọng tới đây vấn đề thu hồi đất sẽ không đơn giản nữa.

* Nhà nước có khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tự thỏa thuận?

- Những công trình quan trọng liên quan đến lợi ích quốc gia thì nhà nước phải đứng ra thu hồi. Những dự án, cũng phát triển KT-XH nhưng quy mô nhỏ thì để chủ đầu tư và người dân tự thỏa thuận hoặc có thể thông qua đấu giá. Nói như vậy để thấy không phải là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn mà họ có thể thỏa thuận theo quy định pháp luật.

* Giá đất gắn với trường hợp thu hồi đất, lần này có thay đổi gì không, thưa ông?

- Luật Đất đai sửa đổi sẽ có thêm 5 nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó có một nghị định riêng về giá đất theo hướng chặt chẽ hơn. Giá đất cũng sẽ có thay đổi, trên cơ sở bảo đảm lợi ích của người dân. Trước đây, chúng ta hay nói giá đất phải theo thị trường nhưng thị trường đó là thị trường trong điều kiện bình thường. Vừa rồi, thị trường của chúng ta là thị trường ảo nhiều hơn, thị trường đầu cơ thì không thể nói cái giá như thế được. Nhiều người nói là giá đất của chúng ta quá thấp nhưng thực chất giá có phải như thế đâu. Giá ảo nhiều, giá các nhà đầu tư vay ngân hàng, sau đó mua đất để đấy, tính cả lãi suất vay vào đó, thế nên giá cao.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nói người dân phải chờ đợi lâu quá rồi. Vì thế Luật Đất đai sửa đổi nên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.