Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Nhiều ủy viên đề nghị hoãn thông qua bộ Luật đất đai sửa đổi

Mặc dù chương trình QH không còn buổi thảo luận nào về Luật Đất đai nhưng để đáp ứng yêu cầu của các ĐB mong muốn được tiếp tục thảo luận nên QH đã bố trí thêm buổi chiều ngày 22/11 để tiếp tục thu nhận ý kiến đóng góp vào dự thảo luật.

Sôi nổi thảo luận tại hội trường, ĐB Phạm Xuân Thường (quận bình thạnh) cho rằng các quy định hiện hành của luật và thực tế quản lý sử dụng đất đai thời gian qua không ăn nhập. Quyền sở hữu toàn dân về đất đai không được thực hiện trên thực tế.

ĐB Phạm Xuân Thường: Cần phải có chính sách địa tô hợp lý

Đất đai chỉ thuộc sở hữu toàn dân khi nhà nước đang trực tiếp quản lý còn sau khi đã giao đất cho người sử dụng đất với 9 quyền thì đã đặt nặng dấu ấn các quyền rất quan trọng của chủ sở hữu. Đó là quyền thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì vậy, theo ông để tránh tình trạng các đại gia gom đất cho "đời sau" thì phải có chính sách địa tô hợp lý.

"Ai đó cho rằng hai khái niệm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất đai hoàn toàn khác nhau. Tôi và rất nhiều cử tri lại không nghĩ như vậy, vì quyền sở hữu tài sản nào đó bao gồm 3 quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Cả 3 quyền này người sử dụng đất đều có, do vậy muốn đất đai thực sự thuộc sở hữu toàn dân thì bắt buộc phải có chính sách địa tô hợp lý, để không chỉ người không được nhà nước giao đất mà ngay cả người được nhà nước giao đất cũng nhận thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với đất đai, tài sản của nhà nước, của toàn dân", ông Thường nói.

Qua phát biểu của các ĐBQH, ông Thường thấy dự thảo luật còn rất nhiều nội dung cần phải trao đổi, điều chỉnh. Trong khi thời gian từ nay đến cuối kì họp còn rất ít nên ông Thường đề nghị Quốc hội nghiên cứu có thể thông qua dự án luật này vào kỳ họp thứ 7.

Bỏ hoang là phải thu hồi

Tiếp tục phân tích nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua, ĐB Thường dẫn chứng mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 1 triệu người và nếu tính từ năm 1993 lại đây đã có 20 triệu người tăng thêm.

Trong số này 70% sống bằng nông nghiệp, tức có khoảng 14 triệu người trực tiếp sản xuất hoặc sống dựa vào nông nghiệp nhưng chỉ có 4,2 triệu người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp từ ông bà, cha mẹ, còn lại 9,8 triệu người không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Con số này sẽ là 33,8 triệu sau 50 năm nữa.

Lực lượng lao động này sẽ được điều chỉnh bằng chính sách nào nếu không có đất sản xuất? Xuất phát từ câu hỏi này, ĐB Thường đề nghị cần phải tính đến chính sách điều chỉnh việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả. Ông đề xuất có thể đưa ra quy định hạn chế hơn về quyền thừa kế và giao cho địa phương định kì rà soát chặt chẽ loại đất sản xuất mà chủ sử dụng đã chết.

Cũng quan tâm đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, ĐB Lê Thị Tám (Nghệ An) nêu thực trạng nhiều hộ gia đình, cá nhân được giao đất sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế không sử dụng, bỏ ruộng hoang hóa trong khi các gia đình khác đang thực sự cần đất sản xuất. Bà Tám kiến nghị QH nghiên cứu, bổ sung thêm chế định pháp luật nhằm điều tiết đất sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý hơn, hạn chế trường hợp không sử dụng nhưng giữ đất rất lãng phí.

Cuộc chơi thiếu trọng tài

Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB cho rằng, việc đảm bảo giá đất sát thị trường không được quy định rõ ràng và minh bạch đã tạo cơ hội cho một số cá nhân làm giàu bất chính, gây mất công bằng và là nguyên nhân dẫn đến những bức xúc trong xã hội.

Nhiều ĐB cho rằng, việc đảm bảo giá đất sát thị trường không được quy định rõ ràng và minh bạch đã 
tạo cơ hội cho một số cá nhân làm giàu bất chính

ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) khẳng định giá đất để tính bồi thường là vấn đề được dân chúng quan tâm nhất và cũng dễ phát sinh khiếu kiện nhất. Việc thu hồi đất để làm gì người dân ít quan tâm bằng việc họ có được đảm bảo lợi ích thỏa đáng không? Lợi ích của họ bao gồm cả lợi ích trước mắt và lợi ích sinh kế lâu dài về sau. Bởi vì khi người dân không còn đất còn liên quan đến thế hệ con, cháu của họ sau này cũng cần phải tính đến.

Như vậy, để người dân thực sự yên tâm tôi đề nghị khi định giá đất cụ thể để tính giá bồi thường thì để một tổ chức định giá độc lập thực hiện, trên cơ sở đó ủy ban nhân dân tỉnh trình hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Đồng quan điểm này, ĐB Trần Văn Độ nhận thấy đã qua rất nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất để khắc phục tình trạng không công bằng giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại. Dự thảo không hề đề cập đến quy trình định giá đất, không có quy định về cơ quan thẩm định giá đất độc lập.

nguồn: canhosaigon.com.vn

Thị trường bán lẻ "ế ẩm" ở TP Hồ Chí Minh ngày qua

Khi chúng tôi hỏi thuê mặt bằng, nhân viên kinh doanh khu vực Bán lẻ và Dịch vụ Vista Walk (tại dự án The Vista, quận 2, Tp.HCM) đưa ra ưu đãi: "Nếu giờ anh thuê thì sẽ được miễn phí 1 năm tiền thuê mặt bằng”.


Nhiều cao ốc,văn phòng bán lẻ trở nên ế ẩm tại TP. Hồ Chí Minh.

Dự án The Vista được khởi công vào năm 2008 và đã bàn giao nhà vào giữa năm 2011. Mặc dù nằm tại vị trí thuận lợi, nhưng cho đến nay, Vista Walk, trải dài khắp 3 tầng lầu của 3 tòa tháp với diện tích khoảng 5.700 m2, mới chỉ có vài đơn vị thuê.

Vista Walk chỉ là một trong hàng loạt các khối đế thương mại (loại hình bán lẻ nhánh của trung tâm thương mại hoặc trung tâm bán lẻ nằm dưới khu phức hợp, như tòa nhà văn phòng hay chung cư) đang trong tình cảnh hẩm hiu.

Tại các dự án xa khu trung tâm Tp.HCM, tình cảnh còn hẩm hiu hơn khi phải đóng cửa suốt năm này qua năm khác. Hoàng Tháp Plaza tại khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh), chẳng hạn, đã đầu tư nội thất hoàn thiện nhưng toàn bộ 2 tầng thương mại đang bị bỏ trống.

Một loạt các dự án dọc đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn qua cầu Rạch Đĩa 1, huyện Nhà Bè) đang treo bảng cho thuê và mặt bằng bên trong cũng đã sẵn sàng đợi người tới kinh doanh. Nhiều mặt bằng bán lẻ được thiết kế tiện lợi, dạng thông tầng (để người thuê có thể vừa ở trên tầng 1 vừa buôn bán tầng trệt), được các chủ đầu tư chuyển sang bán đứt, nhưng cũng khó bán.

Tại chung cư Hoàng Anh An Tiến (huyện Nhà Bè), mỗi mặt bằng có diện tích đến 250 m2, giá bán chỉ 12 triệu đồng/m2, rẻ hơn cả căn hộ để ở, nhưng cũng đành chịu cảnh ế ẩm.

Giá thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại tầng đế chung cư cũng đang được chào ở mức thấp. Ở khu vực trung tâm Tp.HCM có giá khoảng 990.000 đồng/m2/tháng, chỉ bằng 1/2 giá thuê của các trung tâm thương mại. Khu vực xa hơn có giá khoảng 340.000 đồng/m2/tháng kèm theo một số ưu đãi cho khách thuê.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM, nguyên nhân là chủ đầu tư nào cũng muốn xây dựng tối đa diện tích sàn văn phòng cho thuê quận bình thạnh, trong khi số căn hộ bị khống chế bởi quy mô dân số. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng có thể kiếm lợi từ việc cho thuê mặt bằng, nên phần diện tích được quy hoạch dành cho thương mại - dịch vụ đã phình ra.

Thực tế cho thấy hầu hết các dự án ở Việt Nam là dự án phức hợp nhà ở và thương mại. Các chủ đầu tư bán các khối căn hộ và giữ lại khối đế bán lẻ để có nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường bán lẻ ảm đạm, chính các trung tâm thương mại, thường chuyên nghiệp trong việc cho thuê bán lẻ, cũng phải chịu cảnh vắng khách thuê, huống hồ chi là khối đế bán lẻ ở các chung cư.

Bên cạnh thừa cung, theo một chuyên gia bất động sản của Savills Việt Nam, việc khối đế của các tòa nhà chung cư cao tầng để trống nhiều không hẳn là do thị trường bán lẻ khó khăn mà bản chất của vấn đề này là câu chuyện con gà và quả trứng. “Cư dân chỉ đến ở khi khu căn hộ đã đầy đủ tiện ích. Còn các khách thuê bán lẻ cũng chỉ chịu thuê khối đế khi có đông cư dân”, vị này nói.

Tuy nhiên, ông Châu, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, dự đoán tình trạng ế ẩm của các khu thương mại - dịch vụ sẽ được cải thiện sau khi kinh tế khá lên, vì lúc đó, nhu cầu thuê mặt bằng sẽ tăng. Trước mắt, các doanh nghiệp vẫn có thể thay đổi công năng một số mặt bằng từ thương mại sang dịch vụ hay cho thuê văn phòng, làm rạp chiếu phim với điều kiện phải đáp ứng một số tiêu chí theo quy định.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi công năng cũng không phải là việc dễ dàng. “Tỉ lệ trống của loại hình bán lẻ thường ít hơn so với văn phòng. Hơn nữa, giá thuê văn phòng trên mỗi mét vuông lại rẻ hơn giá thuê mặt bằng bán lẻ. Tuy chủ đầu tư có thể chuyển đổi công năng của khối đế bán lẻ khi có nhu cầu, nhưng việc này sẽ ảnh hưởng đến các đơn vị bán lẻ đang hoạt động. Đó là một bài toán phức tạp”, ông Richard Leech, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam, nhận định.

nguồn: canhosaigon.com.vn

BDS Việt Nam nằm trong "tầm" của nhà đầu tư nước ngoài

Cuối tuần qua, hội thảo “Tại sao phải đầu tư vào Việt Nam bây giờ?” do Công ty Savills Việt Nam phối hợp với Savills Hàn Quốc tổ chức đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư bất động sản tham gia.


Nhiều nhà đầu tư nước nước ngoài quan tâm đến thị trường bds Việt Nam.

Từ kết quả của hội thảo này, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

“Thị trường bất động sản Việt Nam đang ở đáy của chu kỳ và các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn đón đầu thị trường khi nền kinh tế hồi phục. Các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến những tài sản có dòng tiền ổn định như tòa nhà văn phòng quận bình thạnh, căn hộ dịch vụ và khách sạn”, ông Neil MacGregor nhận định, đồng thời tiết lộ, cuối tháng 11 này, Savills Việt Nam sẽ sắp xếp cho các nhà đầu tư Hàn Quốc sang Việt Nam để tham quan và tìm hiểu về các dự án tại Hà Nội và Tp.HCM.


Còn theo ông Chris Brown, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Vietnam, sau một thời gian dài khó khăn, gần đây, lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu trở lại “tầm ngắm” của các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài.

“Kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn tăng trưởng, trong đó, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 về thu hút FDI. Từ đây cho thấy, bất động sản đang có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Chris Brown nhận định và cho biết, nếu như 2, 3 năm trước, nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm nhiều đến bất động sản Việt Nam vì yếu tố rủi ro, thì gần đây, nhiều nhà đầu tư trong khu vực châu Á lại muốn tìm cơ hội đầu tư tại đây.

Ông Chris Brown cũng tiết lộ, hiện Cushman & Wakefield nhận được nhiều yêu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm những dự án của các doanh nghiệp trong nước kẹt vốn muốn bán lại, hoặc hợp tác đầu tư. Trong đó, đang sắp xếp cho một nhà bán lẻ châu Âu vào một dự án tại TP. HCM. Nếu mọi việc suôn sẻ, thương vụ này có thể sẽ kết thúc trong năm nay.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản mới đây, ông Olivier Lim, Phó tổng giám đốc điều hành Tập đoàn CapitaLand nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đã gặp khó khăn trong nhiều năm qua và đang có nhiều yếu tố để khẳng định, những khó khăn đã chạm đáy và hé mở những cơ hội hồi phục. Bằng chứng là từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều khách hàng đã quan tâm hơn đến các dự án của CapitaLand Việt Nam, lượng khách hàng quyết định mua sản phẩm đã tăng gấp 10 lần so với cả năm trước. Doanh thu của Tập đoàn CapitaLand tại Việt Nam cũng tăng đáng kể.

Theo ông Olivier Lim, tính đến nay, CapitaLand đã đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị tài sản 1,2 tỷ USD cho phát triển các dự án nhà ở và 200 triệu USD cho Ascott (công ty con chuyên về căn hộ dịch vụ).

“CapitaLand luôn cam kết là một nhà đầu tư dài hạn về bất động sản tại Việt Nam. Chúng tôi giữ vững niềm tin về tiềm năng trong dài hạn của ngành bất động sản Việt Nam”, ông Olivier Lim cho biết.

Thật ra, không phải đến lúc này, mà một vài năm trở lại đây, dù thị trường bất động sản gặp khó khăn, nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quyết định đổ vốn vào lĩnh vực này, vì họ nhìn thấy nhiều tiềm năng của kênh đầu tư này. Gần đây nhất, Indochina Land đã quyết định “bắt tay” với Tập đoàn Nam Long để đầu tư vào Dự án EHome 3 Tây Sài Gòn. Dự án này có tổng vốn đầu tư 1.467 tỷ đồng, trong đó Indochina Land góp 35%.

Trước đó, tại Bình Dương, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đã đầu tư Dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương với tổng vốn 1,2 tỷ USD.

Theo ông Chris Brown, nhìn một cách tổng thể, hiện thị trường bất động sản Myanmar được nhận định là có nhiều tiềm năng và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng khung pháp lý chưa rõ ràng, trong khi đó, thị trường Lào và Campuchia không lớn, còn thị trường Thái Lan cạnh tranh rất khắc nghiệt. Do đó, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.

nguồn: canhosaigon.com.vn

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Cần 200 tỷ chi trả đường vành đai đoạn Ngã Tư Sở - Vọng

Cụ thể, năm 2013, chủ đầu tư được cam kết giải ngân kế hoạch 300 tỷ đồng, đã được giao 95 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu và đã giải ngân hết trước ngày 13/11. Về nhà tái định cư, thành phố đã bố trí 130 căn/560 căn, tuy nhiên chỉ có 60 căn có khả năng bàn giao trong tháng 11/2013.

Trong khi đó, nhu cầu nhà tái định cư đến quý I/2014 để triển khai giải phóng mặt bằng, thi công theo kế hoạch là 290 căn. Được biết, diện tích thu hồi đất là 116.686m2, trong đó có 35 cơ quan, 67 văn phòng cho thuê quận 1, 614 hộ dân, còn lại là đất giao thông, công cộng.

Theo kế hoạch, phần quận Thanh Xuân phải hoàn thành trong năm 2013, phần quận Đống Đa hoàn thành trong quý II/2014. Thành phố đã phân kỳ thu hồi 26.900m2 đoạn sông Lừ - Tôn Thất Tùng, đến nay đã thẩm định, công khai phương án 25/35 cơ quan, 176 hộ dân; lên phương án, thu hồi 18.000m2 đất của Quân chủng Phòng không - Không quân và 6 cơ quan.



Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng có chiều dài hơn 3.040 m (điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối là nút giao Ngã Tư Vọng) với quy mô mặt cắt ngang 53,5m - 63,5m, tổng mức đầu tư 4.967 tỷ đồng. Hiện dự án đang tiến hành công tác đấu thầu, dự kiến xong trong năm 2013; hoàn thành trước quý I/2014, bản vẽ thi công và dự toán.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai II, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có chiều dài 5.081 m, điểm đầu kết nối với dự án cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối là nút giao Ngã Tư Sở, quy mô mặt cắt ngang của cầu là 19m. Tuyến đường được đầu tư theo hình thức BT với tổng mức đầu tư là 4.765 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hợp phần đường Vành đai 2 (đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy) với chiều dài toàn tuyến là 6,1 km. Đến nay, đang triển khai thi công 04 gói thầu với chiều dài 4,9 km. Còn lại 02 gói thầu là gói thầu số 03: xây dựng nút giao thông Bưởi và gói thầu 05: xây dựng hệ thống chiếu sáng đang tiến hành thủ tục đấu thầu, dự kiến khởi công trong quý I/2014.

Riêng việc triển khai thi công dự án đường vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng đã phân kỳ tổ chức thi công trên 3 đoạn tuyến theo nguyên tắc vừa thi công vừa phân luồng tổ chức giao thông. Hiện đang triển khai thi công đoạn sông Lừ - Tôn Thất Tùng dài 823m, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I/2015. Quý I/2014 triển khai thi công 2 đoạn còn lại, hoàn thành quý IV/2015: sông Lừ - Ngã Tư Vọng dài 523m (trong đó có đủ mặt bằng để thi công đoạn Lừ đến ngõ 102 Trường Chinh dài 150m) và Tôn Thất Tùng - Vương Thừa Vũ dài 634m (trong đó có đủ mặt bằng để thi công đoạn Vương Thừa Vũ đến ngõ 390 Trường Chinh dài 358m).

Phát biểu trong buổi làm việc với các sở, ngành của Thành phố để kiểm điểm tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng cải tạo đường Vành đai 2 ngày 14/11, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cho biết: Đối với đường vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Vọng: trong GPMB hệ số K quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng là 1,8, còn quận Đống Đa và Thanh Xuân đề nghị Sở GTVT cùng các ngành, quận trình hệ số K trong quý I/2014 để liên ngành xem xét và trình Thành phố duyệt.

Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội hoàn thành hồ sơ thu hồi đất đợt 2 dự án đường Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng gửi Sở Tài nguyên Môi trường và trình UBND Thành phố phê duyệt.
nguồn : canhosaigon.com.vn

Đã có bản đồ thiết kế khu đô thị xa lộ Hà Nội

“Hai đồ án này, sau khi được phê duyệt, sẽ là cơ sở để các quận, huyện có hai tuyến đường đi qua làm cơ sở cấp phép xây dựng cho người dân (có nhà dọc theo hai tuyến đường)”, ông Thụ nói. Thực tế, từ năm 2010 việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc mặt tiền hai tuyến đường này đã bị ngưng trệ vì “để chờ phương án thiết kế đô thị”.


Phối cảnh một đoạn xa lộ Hà Nội theo đồ án thiết kế đô thị cảnh quan dọc tuyến đường này.

Theo ông Thụ, việc chậm trễ trong công tác cấp phép xây dựng gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân; đó là chưa kể, do nhiều nhà ở hai trên tuyến đường này chưa được cấp phép xây dựng mới (chỉ sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng) nên ảnh hưởng đến mỹ quan dọc tuyến đường.

Được biết, đồ án thiết kế tuyến xa lộ Hà Nội chia thành 11 khu vực, đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được chia thành 15 khu vực với chỉ tiêu xây dựng, kiến trúc, cảnh quan được quy định rất chi tiết, cụ thể và được giới chuyên môn đánh giá là đẹp, khoa học và có tính khả thi.

Tuy nhiên, khi chưa thu hút được các nhà đầu tư thực hiện theo đồ án thiết kế, thì theo ông Thụ người dân vẫn được quyền xây dựng nhà ở riêng lẻ bình thường theo Quyết định 21 của Tp.HCM. Theo đó, đối với những thửa đất nhỏ sẽ được phép xây dựng một trệt một lầu khu văn phòng quận 1; đối với thửa đất trên 36 mét vuông được xây dựng một trệt, một lửng, hai lầu.

Ông Thụ cho biết, đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài cũng như đồ án thiết kế đô thị tuyến xa lộ Hà Nội khuyến khích người dân nhập những thửa đất nhỏ lại hoặc hợp khối kiến trúc để tạo mỹ quan đô thị. Cụ thể, nếu hai căn nhà có diện tích nhỏ hợp khối lại sẽ được cấp phép xây dựng nhiều tầng hơn.

Đối với những khu vực được quy hoạch thành các trung tâm thương mại, đất công cộng… người dân vẫn được cấp phép xây dựng theo Quyết định 21. Tuy nhiên, về lâu dài khi có nhà đầu tư, chính quyền thành phố sẽ ưu tiên để thưc hiện theo thiết kế đô thị. Khi đó, người dân sẽ được bồi thường thỏa đáng - nhà đầu tư sẽ thương lượng với người dân.
nguồn : canhosaigon.com.vn

Biệt thự đường Quang Trung - Hà Nội phớt lờ chấm dứt thi công

Ngày 18/11, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành văn bản số 9109 SXD-TTr gửi Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đề nghị xử lý công trình xây dựng không phép tại số nhà 37 Quang Trung theo đúng thẩm quyền và các quy định hiện hành của nhà nước, đồng thời trả lời khiếu nại của công dân theo luật định.

Công văn nêu rõ, ngày 17/10 Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội có phiếu chuyển đơn số 3522/PCĐ-TTr đến Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm về việc một số hộ dân tại số nhà 37 Quang Trung phản ánh việc xây dựng không phép, phá dỡ diện tích sử dụng chung của các hộ cùng số nhà.


Biệt thư đường Quang Trung - Hà nội xây dựng trái phép

Ngày 8/11, Ủy ban Nhân dân phường Trần Hưng Đạo đã ban hành quyết định số 186 về việc đình chỉ thi công việc xây dựng của ông Bùi Mạnh Kiên và bà Vũ Như Lan do vi phạm vào khoản 1, điều 5, Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính Phủ.

Hiện nay, chủ đầu tư vẫn tiến hành thi công không thực hiện nghiêm túc nội dung quyết định 186 của Ủy ban Nhân dân phường Trần Hưng Đạo,Quận 1- Tp Hồ Chí Minh.

Mấy ngày gần đây, mặc dù chính quyền địa phương các cấp cũng như các cơ quan chức năng đã chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn việc đập phá ngôi biệt thự này, bằng việc ra quyết định đình chỉ thi công và cắt điện nước…

Tuy nhiên, đơn vị thi công không những không thực hiện mà còn ngang nhiên, xem thường phát luật tiếp tục thi công gây ảnh hưởng môi trường, mất trật tự an ninh cũng như xâm hại ngôi biệt thự nằm trong danh sách cần được bảo vệ nguyên trạng này.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, Sở đang yêu cầu đơn vị thi công khôi phục lại tường đã đập phá và chỉ đạo các phòng ban quyết liệt ngăn chặn hành vi này.

nguồn: canhosaigon.com.vn

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Giá cho thuê văn phòng lên cao tại Bangkok do thiếu nguồn cung

Trong chín tháng từ đầu năm 2013, không có tòa nhà văn phòng mới nào ra mắt thị trường, tuy nhiên, dự kiến khoảng 57.400 m2 sẽ được hoàn thành trong ba tháng cuối năm. Vùng ven đô phía Bắc Bangkok là khu vực phát triển cao ốc văn phòng nhiều nhất. Đến hết năm 2014, dự kiến địa phương này sẽ hoàn thành 182.000m2 văn phòng.


Khu vực văn phòng sầm uất nhất Bangkok

Trong Q3-2013, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy văn phòng có tăng nhẹ so với quý trước. Trong quý 4 năm nay, một tòa nhà văn phòng sẽ hoàn thành. Một số không gian của tòa nhà đã được các công ty ty đặt trước, không gian mới này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

Trong nửa đầu năm 2013, có nhiều không gian văn phòng đã được thuê, khiến tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng đáng kể so với năm trước – đặc biệt ở khu vực trung tâm thương mại. Colliers cũng cho biết so với quý trước, tỷ lệ lấp đầy trung bình của quý 3 có tăng nhẹ. Giá cho thuê văn phòng cũng tăng mạnh từ đầu năm 2013 và vẫn tăng nhẹ ở một số khu vực.

Tại Bangkok, một số dự án lớn đang được quy hoạch phát triển trong tương lai ở một số khu vực quanh thành phố, như ngã tư Ladprao, khu vực gần nhà ga BTS Mo Chit, Suan Lum, Makkasan Complex và Rama 4 – ngã tư Ratchadapoisek. Tất cả các dự án này bao gồm nhà ở, mặt bằng bán lẻ, và không gian văn phòng. Các dự án này sẽ thay đổi khu vực lân cận và nhiều khả năng tạo ra một trung tâm thương mại mới ở Bangkok.